Xử lý hành vi đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Xử lý hành vi đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư cho hỏi. gia đình tôi có đào lô đất khoảng cách vơi cột điện là 11m từ chân cột điện. sau khi san lấp song không ảnh hưởng gì. sau đó một tuần có ảnh hưởng cơn bão số 1. có sụt đát đến cột điện. Nhà điện có đến di dời cột điện và mất điện trong khoảng thời gian là 3 ngày. Nhà điện phạt gia đình tôi với mức phạt là 247.0000 triệu đồng. vậy xin ý kiến luật sư như vậy có đúng với mức phạt theo bộ luật nào ko. xin chan thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.”
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn có hành vi đào đất ở lô đất có khoảng cách với cột điện là 11 mét tính từ chân cột điện, sau đó có san lấp lại và thời điểm đó không có ảnh hưởng đến cột điện. Tuy nhiên, sau đó có đợt bão mạnh làm sụt đất đến cột điện. Để xác định hành vi đào đất của gia đình bạn có ảnh hưởng đến việc sụt đất ở cột điện hay không thì phải phụ thuộc vào việc điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp việc đào đất của gia đình bạn làm sụt đất cột điện thì trường hợp này gia đình bạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho Công ty điện lực theo Bộ luật dân sự 2005.
“Điều 604 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, dù vô ý nhưng việc gia đình bạn đào đất là nguyên nhân gây ra việc bị sụt lún đất ở cột điện thì gia đình bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
“Điều 605 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường."
"Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.”
Từ quy định trên có thể thấy, Công ty điện lực có quyền yêu cầu gia đình bạn bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường sẽ được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận giữa gia đình bạn và bên Công ty, về tiền bồi thường, phương thức bồi thường đều được thỏa thuận. Mức yêu cầu bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế, chi phí ngăn chặn, khắc phục hậu quả, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác điện trong những ngày không hoạt động,…Do vậy, gia đình bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với bên Công ty Điện lực giảm mức bồi thường.
>>> Luật sư tư vấn xử phạt hành vi đào đất gây sụt nún: 1900.6568
Bên cạnh nghĩa vụ phải bồi thường thì gia đình bạn còn bị xử phạt hành chính theo khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về an toàn điện như sau:
“6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a, Đào đất làm lún, nghiêng, đổ cột của đường dây dẫn điện hoặc thiết bị của trạm điện, nhà máy điện;
b, Nổ mìn gây hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của lưới điện, nhà máy điện;
c, Sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện, nhà máy điện.
7. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; các Điểm a, c và d Khoản 3; các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 4; Điểm c Khoản 5; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này.
8. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu đối với các hành vi quy định tại các Điểm b, c Khoản 1; Khoản 2; các Điểm c và d Khoản 3; các Điểm a, c và d Khoản 4; Điểm c Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;
b) Buộc phải di chuyển phương tiện, thiết bị thi công ra khỏi hành lang an toàn lưới điện cao áp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b Khoản 4; các Điểm a và c Khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải tách đường dây dẫn điện, thiết bị điện không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải tạm dừng công việc cho đến khi có phiếu công tác hoặc thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn phù hợp đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3 và Điểm g Khoản 4 Điều này.”
Thẩm quyền xử phạt hành chính theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Điều 5; Điều 6; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9; Khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12 và Điều 15 Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 15 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 15 Nghị định này.”