Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào? Thời gian tạm giữ hàng hóa khi xử phạt hành chính.
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt như thế nào? Thời gian tạm giữ hàng hóa khi xử phạt hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Công ty tôi mua hàng có hóa đơn gía trị gia tăng và hợp đồng kinh tế của 1 công ty khác nhưng bị công an đội trật tự quận kiểm tra tại cơ sở làm biên bản và tạm giữ hàng 2 tháng chưa xử lý với lý do sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc. Thuế công ty kia xác nhận đã đóng thúê rồi . Xin hỏi luật sư đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:
“Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
Hiện nay, chưa có quy định nào của pháp luật quy định về hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, từ khái niệm xuất xứ hàng hóa nói trên thì hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ được hiểu là không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ có hóa đơn giá trị gia tăng và hợp đồng thì không đủ căn cứ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
"…
– Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
….
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên."
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
>>> Luật sư tư vấn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc: 1900.6568
Như vậy, với loại hàng hóa trên, do hàng hóa của bạn không rõ nguồn gốc xuất xứ nên hàng hóa đó sẽ bị tịch thu.