Có được nghỉ về chịu tang bà ngoại khi đang đi lính nghĩa vụ. Đi lính nghĩa vụ công an. Chế độ nghỉ phép khi đi lính nghĩa vụ công an.
Có được nghỉ về chịu tang bà ngoại khi đang đi lính nghĩa vụ. Đi lính nghĩa vụ công an. Chế độ nghỉ phép khi đi lính nghĩa vụ công an.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tôi đang đi lính nghĩa vụ công an được 1 năm rưỡi mà bà ngoại tôi mất. Đơn vị kêu không có chế độ ông bà mất được nghỉ về lo đám tang. Cho tôi hỏi như vậy đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Công dân đi lính nghĩa vụ Công an được quy định tại Nghị định 129/2015/NĐ- CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Theo đó, đối tượng được tuyển chọn được quy định tại khoản 1 điều 4 như sau:
" Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân".
Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là ba năm. Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, công dân được hưởng các chế độ quy định tại Điều 10 Nghị định 129/2015/NĐ- CP. Theo đó :" Trong thời gian phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang; khi hết thời hạn phục vụ được trợ cấp học nghề hoặc trợ cấp tạo việc làm và được ưu tiên thi tuyển vào các trường Công an nhân dân, được hưởng chế độ, chính sách khác theo quy định của Chính phủ."
Như vậy trong thời gian tại ngũ bạn được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang. Nghị định 27/2016/NĐ- CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ. Theo đó, Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ- CP quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
"1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết hco nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật nghỉ phép về chịu tang của lính nghĩa vụ: 1900.6568
Như vậy, theo quy định tại khoản 4 điều này, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích mà hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ thì được nghỉ phép đặc biệt trong thời gian không quá 05 ngày.
Trong trường hợp này, chỉ có những đối tượng được quy định tại khoản 4 từ trần hoặc mất tích bạn mới được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt. Bà ngoại bạn mất, đơn vị không cho phép bạn về là không trái với quy định pháp luật vì trường hợp bà ngoại mất không được quy định là điều kiện trong chế độ nghỉ phép đặc biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp bà ngoại bạn là người nuôi dưỡng hợp pháp của bạn, bạn hoàn toàn có quyền được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt theo quy định tại điều này.