Ở Việt Nam, khái niệm về công chức đã được hình thành từ rất lâu. Công chức được hiệu là những người làm việc trong khối cơ quan nhà nước, gắn với sự phát triển hành chính nhà nước. Vậy trình tự và thủ tục để thi tuyển dụng công chức như thế nào? Được quy định và thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về công chức:
Công chức được hiểu là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công chức là công nhân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Được phân theo trình độ đào tạo, công chức sẽ được phân thành công chức loại A là những người có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên. Công chức loại B là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng. Công chức loại C là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp. Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.
2. Trách nhiệm của cán bộ công chức:
Chính phủ đã ban hành quy chế công chức quy định rõ về chức vụ ,quyền lợi, việc tuyển dụng, đào tạo, điều động , khen thưởng, kỷ luật và quy định những việc không được làm. Mỗi cán bộ ở từng vị trí công danh phải thể hiện rõ cấp chức vụ, phù hợp với yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn nghĩa vụ của cấp chức vụ đó. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của mình và có trách nhiệm liên quan đến việc thi hành công vụ của cấp dưới quyền.
3. Trình tự thi tuyển dụng công chức:
Trình tự thi tuyển dụng công chức được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1:Cơ quan có thẩm quyền thực hiện
Giai đoạn 2:Người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 16
Giai đoạn 3: Cơ quan tuyển dụng công chức tiến hành gửi
4. Thủ tục thi tuyển công chức:
Việc thi tuyển công chức được thực hiện qua hai phần thi đó là:
+ Phần thi chung
+ Phần thi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Quy định về hai phần thi này được quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“1.Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
2.Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm.”
Ngoài hai phần thi này ra, người thi tuyển công chức cần thi tuyển phần ngoại ngữ và tin học. Quy định về hình thức và thủ tục thi tin học và ngoại ngữ cũng được quy định như sau:
“Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.”
5. Các bước thi tuyển công chức gồm những gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về quy trình giải quyết tuyển dụng cán bộ công chức và phải qua những trình tự như thế nào theo từng bước ra sao? Cơ sở pháp lí? Mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có đưa ra khái niệm về cán bộ, công chức như sau:
“1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước’; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
…”.
Theo đó, quy trình tuyển dụng chỉ áp dụng đối với công chức, còn cán bộ sẽ thông qua bầu cử, phê chuẩn, bộ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước mà không áp dụng tuyển dụng đối với cán bộ. Quy trình tuyển dụng công chức sẽ được thực hiện theo trình tự tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
Trước tiên, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo tuyển dụng công chức và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
“1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.
2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.”
Bước thứ hai, người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
“1. Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện.
2. Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.”
Bước thứ ba, sau khi thi tuyển công chức, có kết quả thi tuyển thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển, sau thời gian niêm yết công khai kết quả thi tuyển cũng như phúc khảo kết quả thi tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
“1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
3. Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.”
Bước thứ tư, dựa trên kết quả trúng tuyển, ngường đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ thực hiện sẽ ra quyết định tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
“1. Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.
3. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.”
Sau đó, người trúng tuyển công chức sẽ có một thời gian để tập sự. Sau khi hoàn thành chế độ tập sự thì người trúng tuyến công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức 2008;
– Nghị định 24/2010/NĐ-CP.