Chuyển sang trợ lý giám đốc có được hưởng phụ cấp trưởng phòng công ty TNHH MTV không? Điều kiện hưởng phụ cấp trách nhiệm trong công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là nhà nước.
Chuyển sang trợ lý giám đốc có được hưởng phụ cấp trưởng phòng công ty TNHH MTV không? Điều kiện hưởng phụ cấp trách nhiệm trong công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là nhà nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang là Trưởng phòng (từ 4/2013) tại một công ty TNHH MTV Chủ sở hữu là Nhà nước, hiện nay đang hưởng phụ cấp trách nhiệm là 0,4 (công ty hạng II). Sắp tới, do yêu cầu công việc, Giám đốc công ty sẽ điều chuyển tôi làm trợ lý giám đốc. Xin hỏi: giữ nguyên pc tn 0,4 có được không? và chế độ lương hưu (từ 2019) có tính hệ số này không? xin cảm ơn Luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH;
2. Giải quyết vấn đề:
Nguyên tắc xác định chế độ phụ cấp lương được quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
“1. Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.
2. Công ty rà soát, đánh giá các yếu tố nêu tại Khoản 1 Điều này, so sánh với yếu tố quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp điều kiện lao động và tính chất phức tạp công việc cao hơn quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này; điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động chưa tính đến trong mức lương thì công ty quy định thành chế độ phụ cấp lương.
3. Các mức phụ cấp lương được thiết kế theo tỷ lệ % hoặc mức tiền tuyệt đối do công ty quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và điều kiện thực tế của công ty.”
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“a) Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
b) Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.
c) Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.”
Như vậy, bạn chỉ được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi bạn làm một trong những công việc thuộc công tác quản lý. Khi bạn không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không được hưởn phụ cấp trách nhiệm nữa. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang được hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số 0.4. Khi bạn được điều chuyển sang vị trí làm việc khác là trợ lý giám đốc, do công việc này không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH nên bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật chế độ làm việc của trợ lý giám đốc: 1900.6568
Còn đối với chế độ lương hưu, căn cứ vào Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Việc áp dụng hệ số nào còn phụ thuộc số năm đóng bảo hiểm, tiền lương đóng bảo hiểm, độ tuổi thì mới có cơ sở để tính chế độ hưu trí cho bạn.