Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mang dao chém nhiều người. Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự đối với hành vi đánh người gây thương tích.
Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mang dao chém nhiều người. Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự đối với hành vi đánh người gây thương tích.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa phòng luật sư một đối tượng đã mang dao từ nhà đến và chém 2 mẹ con người hàng xóm nhà em mẹ bị chém 1 nhát vào đầu mẻ xương, con trai của chị thấy mẹ bị chém chạy ra thì bị chém thêm 2 nhát vào cánh tay cả hai đều nằm viện cấp cứu. Theo luật sư thì với hành vi đó có truy tố trách nhiêm dân sự không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
* Nội dung:
Thứ nhất, hành vi gây thương tích cho người khác trong trường hợp này nhiều khả năng sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự . Cụ thể, theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp động đặt ra khi một hành vi thỏa mãn đủ cả bốn yếu tố sau:
+ Phải có thiệt hại xảy ra.
+ Phải có hành vi trái pháp luật.
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
+ Phải có lỗi vô ý hoặc cố ý của người gây thiệt hại.
Về thiệt hại, thiệt hại trong trường hợp này là rõ ràng, đó là những tổn thất về mặt sức khỏe, tinh thần của hai mẹ con gia đình hàng xóm nhà bạn. Cùng với đó, thiệt hại được tính đối vởi cả những khoản chi phí phục vụ cho việc điều trị của hai mẹ con tại bệnh viện.
Về hành vi trái pháp luật, hành vi này thỏa mãn dấu hiệu hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác quy định tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Mỗi cá nhận đều hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể, sức khỏe và tính mạng được Nhà nước bảo vệ. Việc gây thương tích cho người khác không chỉ vi phạm quyền cơ bản của công dân mà còn phạm phải các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và trừng trị.
Về mối quan hệ nhân quả, yếu tố này đòi hỏi thì việc hai mẹ con gia đình hàng xóm nhà bạn có những vết thương trên đầu, trên tay phải đi cấp cứu phải xuất phát từ hành vi của một người lạ là bạn có nói đến chứ không phải do bất kì hành vi của bất kì chủ thể nào khác.
Về yếu tố lỗi, Trên cơ sở những thông tin bạn cung cấp thì không thể kết luận yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi. Để đảm bảo yếu tố này, người thực hiện hành vi đòi hỏi phải là người có năng lực hành vi dân sự và không rơi vào trạng thái mất kiểm soát về nhận thức, hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân thường được xác định trên cơ sở quan trọng là độ tuổi, người từ đủ 18 tuổi trở lên về nguyên tắc được pháp luật thừa nhận là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và phải tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi của mình gây ra. Về vấn đề này, Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Liên quan đến vấn đề bòi thường thiệt hại đó là việ xác định thiệt hại, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành vi sử dụng dao chém người: 1900.6568
Thứ hai, bên cạnh phải chịu trách nhiệm dân sự, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này tùy tính chất, hậu quả của hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 về các tội danh như: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (điều 104); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 105); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 106)…