Nhờ người khác lấy hộ bằng lái xe được không? Nhờ người khác lấy hộ giấy phép lái xe thì phải làm thủ tục ủy quyền như thế nào cho đúng?
Tóm tắt câu hỏi:
Em mới lấy biển số xe máy điện và có giấy hẹn lấy bằng lái xe. Em có thể bảo người khác lấy hộ được không ạ? Do em sắp phải đi học xa và tết mới về được. Mong anh chị trả lời giúp em. Em cảm ơn nhiều.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ pháp lý:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Các loại giấy phép lái xe
Dựa trên căn cứ vào công suất động cơ, kiểu loại, công dụng và tải trọng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được chia thành hai loại.
1.1. Giấy phép lái xe không thời hạn
Loại giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm giấy phép lái xe các hạng A1, A2 và A3, trong đó:
– Giấy phép lái xe hạng A1: đối với những người lái xe mô tô hai bánh mà có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 – dưới 175 cm3 và người khuyết tật mà điều khiển xe mô tô ba bánh chuyên dùng dành cho người khuyết tật;
– Giấy phép lái xe hạng A2: đối với những người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng A1;
– Giấy phép lái xe hạng A3: đối với những người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng A1 và các loại xe tương tự khác.
1.2. Giấy phép lái xe có thời hạn
Theo quy định tại khoản 4 Điều 59
– Giấy phép lái xe hạng A4: đối với các loại máy kéo có trọng tải dưới 1 tấn;
– Giấy phép lái xe hạng B1: đối với xe ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn 3,5 tấn; xe ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi; các loại máy kéo có trọng tải nhỏ hơn 3,5 tấn;
– Giấy phép lái xe hạng B2: đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, các loại máy kéo có trọng tải nhỏ hơn 3,5 tấn;
– Giấy phép lái xe hạng C: đối với xe ô tô tải, các loại máy kéo có trọng tải trên 3,5 tấn và các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng B1 và B2;
– Giấy phép lái xe hạng D: đối với xe ô tô chở người với số chỗ ngồi từ 10 – 30 chỗ và các loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C;
– Giấy phép lái xe hạng E: đối với xe ô tô chở người từ 30 chỗ ngồi trở lên và các loại xe thuộc các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D;
– Giấy phép lái xe hạng FC: đối với những người lái xe đã được cấp giấy phép lái xe hạng C dùng để lái những loại xe hạng C mà kéo theo rơ moóc, đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc;
– Giấy phép lái xe hạng FB2, FD và FE đối với những người lái xe đã được cấp giấy phép lái xe hạng B2, D, E dùng để lái những loại xe thuộc giấy phép lái xe hạng này khi kéo theo rơ moóc hoặc đối với loại xe ô tô chở khách nối toa.
2. Khái niệm đại diện
– Được quy định tại Điều 134
Sẽ không thể thực hiện quyền đại diện nếu pháp luật quy định các cá nhân đó phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch các giao dịch dân sự.
– Điều kiện để trở thành người đại diện là phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện phải phù hợp với giao dịch dân sự sẽ được xác lập, thực hiện.
– Các loại đại diện:
Hiện nay pháp luật dân sự quy định gồm có hai loại đại diện đó là đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật, trong đó:
+ Đại diện theo pháp luật là việc đại diện được xác lập dựa trên quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa theo theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo các quy định của pháp luật.
+ Đại diện theo ủy quyền là việc đại diện được xác lập dựa trên sự ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:1900.6568
3. Ủy quyền cho người khác lấy hộ bằng lái xe
3.1. Có được ủy quyền cho người khác lấy hộ bằng lái xe
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một người có thể ủy quyền cho người khác, cho các pháp nhân khác để tiến hành việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Đối với những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền của người khác nếu pháp luật không quy định giao dịch dân sự đó bắt buộc phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Như vậy nếu trong trường hợp bạn đi học xa không có ở tại địa phương để lấy giấy phép lái xe theo giấy hẹn trả kết quả của cơ quan công an thì bạn có thể ủy quyền cho một người khác đứng ra thay mình.
3.2. Hậu quả pháp lý của việc ủy quyền
Người đại diện sẽ có quyền xác lập, thực hiện các hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. Sau khi được người đại diện ủy quyền, người được đại diện sẽ đứng ra thiết lập các hành vi, công việc theo nội dung ủy quyền do các bên thỏa thuận với nhau.
Tuy nhiên đối với trường hợp pháp luật quy định người đại diện biết hoặc phải biết về việc xác lập hành vi đại diện của mình là do bị nhầm lẫn, bị đe dọa, cưỡng ép hoặc bị lừa dối nhưng vẫn tiến hành việc xác lập, thực hiện hành vi thì việc này sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện nếu người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này nhưng không phản đối.
3.3. Phạm vi ủy quyền
Phạm vi ủy quyền được xác định dựa trên nội dung ủy quyền và các quy định khác của pháp luật nếu có. Như vậy nếu bạn muốn ủy quyền cho người khác để nhận hộ giấy phép lái xe thì bạn sẽ phải ghi nhận nội dung ủy quyền này trong văn bản ủy quyền để làm cơ sở cho người được ủy quyền thực hiện. Và người được ủy quyền chỉ có thể thực hiện các nội dung ủy quyền trong văn bản ủy quyền để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tránh bị xâm phạm.
3.4. Thời hạn đại diện ủy quyền
– Thời hạn đại diện ủy quyền sẽ được xác định dựa theo văn bản ủy quyền của các bên hoặc dựa theo quy định của pháp luật nếu văn bản ủy quyền không nêu về thời hạn ủy quyền. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc ủy quyền nhận hộ giấy phép lái xe là loại ủy quyền không được xác định, gắn với giao dịch dân sự cụ thể thì cho nên nếu các bên không quy định thời hạn ủy quyền trong văn bản ủy quyền thì thời hạn ủy quyền được mặc định là 01 năm được tính kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
– Các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
+ Một trong hai bên người được ủy quyền hoặc người ủy quyền tiến hành việc đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong văn bản ủy quyền;
+ Người đại diện không còn năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự cần ủy quyền;
+ Công việc được ủy quyền đã được người được ủy quyền hoàn thành;
+ Nếu người được đại diện, người đại diện là cá nhân mà chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân mà chấm dứt tồn tại, chấm dứt hoạt động;
+ Thời hạn của việc ủy quyền đã hết;
+ Các căn cứ khác dẫn đến việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Xử phạt vi phạm đối với hành vi không mang theo Giấy phép lái xe
– Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô mà người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21
– Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
Như vậy để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm khi điều khiển phương tiện giao thông vì không lấy được Giấy phép lái xe và không mang theo Giấy phép lái xe thì bạn có thể thực hiện việc ủy quyền cho người khác lấy hộ giấy phép lái xe theo các nội dung và quy định nêu trên.
5. Mẫu Giấy ủy quyền
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————– o0o —————–
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành.
Hôm nay ngày…… tháng…… năm 20…… tại ……….. chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên:…………………….
Địa chỉ cư trú:………………..
Số Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân: ……….. ngày cấp : ……… nơi cấp:…….
Quốc tịch:……………
Ngày, tháng, năm sinh:…………
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ và tên: …………
Địa chỉ cư trú: ………
Số Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân: …… ngày cấp: ……… nơi cấp: ……
Quốc tịch: …………
Ngày, tháng, năm sinh:………
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
1. Phạm vi ủy quyền
…………
2. Thời hạn ủy quyền
…………
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền
……
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên được ủy quyền
……
V. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản có nội dung và giá trị pháp lý tương tự như nhau.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về nội dung nhờ người khác lấy hộ bằng lái xe? Ủy quyền lấy hộ bằng lái xe, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.