Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Muốn đăng ký nghĩa vụ quân sự phải làm thế nào? Ở đâu?
Việt Nam từ khi dành được độc lập đến nay toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn diện vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Để đạt được mục tiêu đó thì trước hết việc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định xã hội là mục tiêu đặt ra hàng đầu. Với truyền thống là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, chính sách quốc phòng của nước ta luôn thể hiện rõ tính chất tự vệ, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự cần thiết để tự vệ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình. Để đảm bảo được điều này, Quốc hội đã thông qua
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015, đăng ký nghĩa vụ quân sự bản chất chính là việc đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo đúng đối tượng và được thực hiện theo trình tự, thủ tục , chính sách pháp luật quy định một cách thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Thứ hai, để đảm bảo cho việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện hiệu quả phải đảm bảo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Theo quy đinh tại Điều 12
Tuy nhiên, bên cạnh đó, những công dân có độ tuổi trên nhưng rơi vào một số trường hợp đặc thù có thể được miễn đăng ký hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân không được đăng ký nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau:
– Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại đơn vị cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Những người theo quy định của pháp luật bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang
Thứ hai, công dân trong độ tuổi có thể được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu thuộc trong trường hợp là người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, tâm thần hay mãn tính theo quy định.
3. Thẩm quyền đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện bởi thẩm quyền của các cơ quan sau:
– Đối với các công dân cư trú tại địa phương, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện bởi Ban Chỉ huy quân sự cấp xã của địa phương đó.
– Với các công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức thì việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được thực hiện bởi Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở. Đối với các cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
4. Quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu được thực hiện theo lộ trình sau:
– Vào tháng một hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu, đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức lập danh sách những công dân nam đủ độ tuổi chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự và báo cáo lên Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
– Trên cơ sở danh sách báo cáo nhận được, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu vào tháng tư hàng năm.
Thứ hai, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung và trong một số trường hợp đặc thù được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
– Với những trường hợp công dân có thay đổi các thông tin liên quan đến nghĩa vụ quân sự như chức vụ, học vấn, chuyên môn, tình trạng sức khỏe,…cần phải thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung theo quy định.
– Trong trường hợp có sự thay đổi về nơi cư trú hay nơi làm việc, học tập thì công dân cần phải thực hiện đăng ký chuyển nghĩa vụ quân sự.
– Với những trường hợp công dân có từ 3 tháng trở lên đi khỏi nơi cư trú, làm việc hay học tập thì phải có nghĩa vụ đi đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng và thực hiện đăng ký lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quay trở lại.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 13/2016/NĐ-CP thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự:
– Lệnh gọi đăng ký và Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ký và giao cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện.
Thứ hai, công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
– Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
Thứ ba, trình tự thực đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
– Bước 1: Đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ đến công dân trong thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Công dân nhận được Lệnh gọi có nghĩa vụ đến thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.
– Bước 3: Sau khi công dân hoàn tất việc đăng ký, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây trong thời hạn 1 ngày như đối chiếu giấy tờ gốc chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hướng dẫn kê khai Phiếu tự khai sức khỏe, đăng ký thông tin cần thiết và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân.
– Bước 4: Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 10 ngày.
6. Có bắt buộc phải đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em năm nay 18 tuổi nhưng chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, vừa rồi em có nhận được thông báo về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy em vẫn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đúng không ạ? Và em phải thực hiện việc này theo trình tự như thế nào? Ngoài ra, do em sắp tới sẽ thi đại học, nếu trong trường hợp đỗ đại học và đi học thì em có phải nhập ngũ hay không? Mong luật sư
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 xác định đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, mặc dù bạn đã 18 tuổi nhưng khi đủ 17 tuổi bạn chưa thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, do đó việc Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi thông báo về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu cho bạn là hoàn toàn đúng. Bạn có nghĩa vụ phải thực hiện.
Bạn thực hiện nghĩa vụ đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4
– Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) ký Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giao cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) thực hiện.
– Hồ sơ:
a) Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
b) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu).
– Trình tự thực hiện:
a) Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân;
b) Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân, tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu tại nơi cư trú;
c) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký;
d) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý hồ sơ công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh)”.
Thứ hai, về vấn đề tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 (bổ sung tại
Như vậy, nếu bạn đỗ đại học thì căn cứ quy định trên, bạn nằm trong trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập.