Quy định về việc xe tải bắt buộc phải có phù hiệu. Quy định về kinh doanh vận tải, hoạt động kinh doanh vận tải.
Quy định về việc xe tải bắt buộc phải có phù hiệu. Quy định về kinh doanh vận tải, hoạt động kinh doanh vận tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Công ty tôi hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón NPK và thuốc BVTV. Để chủ trọng trong việc vận chuyển giao hàng hóa kịp thời nhanh chóng đến khách hàng và nông dân kịp thời, CÔng ty đã đầu tư một đội xe vận tải hàng từ 2,5 tấn đến 16 tấn/xe. Nay bị TTGT và CSGT thổi phạt vì không có phù hiệu xe theo qui định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Muốn có phù hiệu phải xin giấy hép kinh doanh vận tải. Trong trường hợp này, công ty tôi không kinh doanh vận tải chỉ phục vụ vận chuyển hàng từ nhà máy đến khách hàng của chúng tôi. vậy công ty chúng tôi có phải xin phép kinh doanh vận tải không? và TTGT/CSGT thổi phạt xe tải của chúng tôi do không có phù hiệu có đúng không? Trân trọng cảm ơn Nguyễn Xuân Minh ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định:
“Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP của chính phủ giải thích thì việc công ty bạn dùng xe vận tải để vân chuyển hàng từ nhà máy đến khách hàng là hình thức kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp bởi công ty bạn vừa thực hiện công đoạn vân tải vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa thì phải được gắn phù hiệu. Và khoản 4 Điều 11 nghị định này quy định:
“4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.”
Như vậy, loại xe vận tải mà công ty bạn sử dụng có từ 2.5 đến 16 tấn thì trước việc gắn phù hiệu phải được thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên. Vì vậy, việc ô tô vận tải của công ty bạn không có phù hiệu và bị CSGT thổi phạt là hoàn toàn hợp pháp.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 50 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh.
“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:
a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
c) Có từ 05 xe trở lên.
d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.
2. Lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”
Như vậy, công ty bạn phải có giấy phép kinh doanh vì thuộc một trong các điều kiện quy định tại Điều 50 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT là sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.