Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở khi xây dựng sai với nội dung giấy phép xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2015 tôi có xin phép xây dựng nhà ở đô thị tại Quận Tân Phú TP, Hồ Chí Minh, căn nhà đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Khi tôi liên hệ với Chủ thầu thi công cung cấp giấy tờ để làm hoàn công nhà và khi đo vẽ nhà đã phát hiện giếng trời (lỗ thông thoát, mật độ) bị thiếu 1m2 (qui định là 8m2). Nếu áp dụng ThôngTư 02/2014/TT-BXD Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở có quy định về xử phạt hành chính công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp như sau:
Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
“5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”
Cụ thể khoản 5 được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
“Điều 6. Về xử phạt hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
1. Hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP được hiểu là xây dựng sai một trong các nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp.
2. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không coi là hành vi xây dựng sai phép:
a) Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình;
b) Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.”
Như vậy việc nhà ở của bạn có giếng trời thiếu 1m2 so với quy định là 8m2 đã vi phạm khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP sai một trong các nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp. Cụ thể là điểm b Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.
Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP cũng quy định:
“9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.”
Cụ thể khoản 9 được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 8. Về xác định giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt quy định tại Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
1. Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP chỉ được áp dụng đối với trường hợp khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì hành vi này đã kết thúc, công trình xây dựng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng.
2. Giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt được xác định như sau:
a) Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình xây dựng khác trừ nhà ở riêng lẻ:
– Trường hợp xây dựng công trình nhằm mục đích kinh doanh được tính bằng số m² sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² theo hợp đồng đã ký.
– Trường hợp xây dựng công trình không nhằm mục đích kinh doanh được tính bằng số m² sàn xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² theo dự toán được duyệt.
b) Đối với nhà ở riêng lẻ được tính bằng số m² xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² xây dựng tại thời điểm vi phạm cộng với số m² đất xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hằng năm, trong đó giá trị đất được xác định theo nguyên tắc sau:
– Tầng 1(hoặc tầng trệt) tính bằng 100% giá tiền 1m² đất tại vị trí đó nhân với số m² đất xây dựng vi phạm.
– Từ tầng 2 trở lên tính bằng 50% giá tiền 1m² đất tại tầng 1 nhân với số m² đất xây dựng vi phạm.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt.
Khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP cũng được hướng dẫn bởi Điểm 3, 4 Công văn 2316/BXD-TTr năm 2014.
“3. Về việc áp dụng Khoản 9, Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
Căn cứ quy định tại Khoản 9, Điều 13 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP: “Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.”
Như vậy, chủ đầu tư sau khi thực hiện đầy đủ việc nộp phạt hành chính và nộp số lợi bất hợp pháp theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt thì được làm thủ tục xin cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho người dân cũng như cơ quan quản lý khi triển khai áp dụng quy định này, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định về việc cấp và điều chỉnh giấy phép theo hướng như sau: Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép công trình được tồn tại và cấp giấy chứng nhận sở hữu theo quy định.
4. Về thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Khoản 9, Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP
Căn cứ quy định tại Điều 63, Điều 68 của Nghị định số 121/2013/NĐ- CP, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì áp dụng quy định tại Khoản 3, Điều 60 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP để xử lý. Quy trình áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và các quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, nếu có lợi bất hợp pháp từ sai phạm thì sẽ buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép. Sau khi hoàn thành việc nộp phạt hành chính và nộp lại số lợi bất hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép công trình được tồn tại và cấp giấy chứng nhận sở hữu cho bạn theo quy định.