Ủy quyền trong đấu thầu, hợp đồng và thời hạn thanh toán hợp đồng. Một số vấn đề về ủy quyền trong đấu thầu và thời gian thực hiện hợp đồng trong đấu thầu?
Ủy quyền trong đấu thầu, hợp đồng và thời hạn thanh toán hợp đồng. Một số vấn đề về ủy quyền trong đấu thầu và thời gian thực hiện hợp đồng trong đấu thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi:
1. Vấn đề ủy quyền trong đấu thầu. Căn cứ theo Luật đấu thầu 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ kế hoạch đầu tư về ủy quyền giữa người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp dưới.( Chẳng hạn: Tổng giám đốc Tổng công ty X ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh Y là đơn vị hạch toán tài chính phụ thuộc Tổng công ty X ký đơn Dự thầu, ký thương thảo, ký hợp đồng, và được sử dụng dấu của Chi nhánh Y. Tuy nhiên nhiều đơn vị dùng giấy Ủy quyền của Tổng Công ty X ( người đại diện là tổng giám đốc) ủy quyền cho chi nhánh Y ( người đại diện là giám đốc Y) thay mặt Tổng công ty ký hợp đồng ( tức là trong văn bản Hợp đồng sử dụng mọi thống tin như Tài khoản, MST, địa chỉ..). Điều này có được phép không? đúng không? Trường hợp Tổng công ty X ký hợp đồng xong, giao cho Chi nhánh Y thực hiện hợp đồng ( bằng
2. Thời gian thực hiện hợp đồng trong KHLCNT Theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP: Thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của nhau theo quy định của Hợp đồng? Tuy nhiên: Lâu nay rất nhiều đơn vị, cả ở cơ quan tôi từ Ban Lãnh đạo đều mặc định và hiều là: Thời gian thực hiện hợp đồng là thời gian Nhà thầu thực hiện xong nghĩa vụ của mình, chẳng hạn với gói thầu: mua sắm hàng hóa là thời gian Nhà thầu cung cấp hàng hóa và hàng hóa được chủ đầu tư nghiệm thu; đối với gói thầu: Xây lắp là đến khi nghiệm thu hoàn thành xây lắp. Theo tôi nếu đúng như định nghĩa: Thì nghĩa vụ của chủ đầu tư ( bên A) là thanh toán cho nhà thầu. Vậy xin hỏi thời gian để Nhà thầu lập Hồ sơ quyết toán và chủ đầu tư ( bên A) thanh toán cho nhà thầu có phải tính ( nằm trong) thời gian thực hiện hợp đồng trong KHLCNT không? Nếu có thì thời gian 150 ngày phải bao gồm cả thời gian Nhà thầu cấp hàng hoặc xây dựng và thời gian thanh toán của chủ đầu tư) Nếu không đúng như vây thì định nghĩa về thời gian thực hiện hợp đồng phải định nghĩa lại. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật Dương Gia.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Ủy quyền trong đấu thầu
Căn cứ khoản 1 Điều 142 “Bộ luật dân sự 2015” thì đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Theo đó, người đại diện thực hiện mọi hành vi trong phạm vi được ủy quyền. Việc ủy quyền sẽ xác định một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể để làm người đại diện. Việc thực hiện công việc phải do người đại diện thực hiện và chỉ có thể giao cho người khác thực hiện khi trong
Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Hợp đồng trong đấu thầu được hiểu theo khoản 32 Điều 3 Luật đấu thầu 2013 như sau:
Hợp đồng là
Như thế, nếu tổng công ty X trúng thầu và là nhà thầu chính thì có thể ủy quyền giao toàn bộ dự án cho chi nhánh Y để chi nhánh Y thực hiện nhưng chủ thể giao dịch, ký kết, chịu trách nhiệm vẫn là công ty X.
Trường hợp ủy quyền này không phân biệt chi nhánh có hoạch toán tài chính độc lập hay không. Nên chi nhánh Z cũng có thể được công ty X ủy quyền thực hiện công việc trừ trường hợp chi nhánh Z không có điều kiện về năng lực chủ thể thực hiện (như các dự án xây dựng…cần phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể giám sát thi công, xây dựng công trình…).
2. Thời gian thực hiện
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo
Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thời gian quyết toán theo khoản 2 Điều 147 Luật xây dựng 2014 do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Như thế thời gian quyết toán sẽ nằm trong thời gian thực hiện hợp đồng.