Trong thực hiện đảm bảo an toàn sinh học thì cần có những nguyên tắc và đảm bảo được quá trình thực hành tại các phòng thí nghiệm an toàn và không gây ra sự cố an toàn sinh học. Để biết thêm về nội dung Sự cố an toàn sinh học là gì? Phòng ngừa, xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Sự cố an toàn sinh học là gì?
Căn cứ dựa trên khoản 1 Điều 18. Mức độ sự cố an toàn sinh học Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, có đưa ra khái niệm về sự cố an toàn sinh hoặc như sau:
1. Sự cố an toàn sinh học là tình trạng có lỗi về thao tác kỹ thuật hoặc tính năng của thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm, gây ra rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.
Dựa trên quy định đưa ra như trên và theo nghị định 103/2016/NĐ-CP thì phòng xét nghiệm vi sinh mà bao gồm các cơ sở có phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người của tổ chức, cá nhân (cơ sở xét nghiệm) gồm: Phân loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học; điều kiện bảo đảm an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học và công bố cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học; kiểm tra an toàn sinh học; phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
2. Phòng ngừa, xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học:
Căn cứ Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, quy định về phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học như sau:
2.1. Về mức độ sự cố an toàn sinh học:
– Các mức độ sự cố an toàn sinh học bao gồm:
Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát;
Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xảy ra trong phạm vi cơ sở xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà cơ sở xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.
2.2. Về phòng ngừa sự cố an toàn sinh học:
Tại Điều 19 Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về phòng ngừa sự cố an toàn sinh học như sau:
– Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học có trách nhiệm:
+) Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm;
+) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, phương án xử lý sự cố an toàn sinh học bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xác định, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm; các biện pháp, trang thiết bị, nhân lực để xử lý và khắc phục sự cố; phương án phối hợp với các cơ quan có liên quan để ứng phó sự cố an toàn sinh học;
+) Đào tạo, tập huấn cho nhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
+) Hằng năm, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III và cấp IV phải tổ chức diễn tập phòng ngừa và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
Về xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học:
– Khi xảy ra sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm:
+) Khẩn trương huy động nhân lực, trang thiết bị để xử lý sự cố theo phương án phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ ít nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành lập biên bản về xử lý, khắc phục sự cố và lưu tại cơ sở;
+) Đối với sự cố an toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng, cơ sở xét nghiệm phải báo cáo sự cố và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học với Sở Y tế.
– Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn nơi cơ sở xét nghiệm đặt trụ sở kiểm tra việc xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học của cơ sở xét nghiệm.
– Trường hợp vượt quá khả năng, Sở Y tế phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động nguồn lực tại địa phương hoặc đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ cho công tác xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học.
– Trường hợp sự cố xảy ra tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II, cấp III và cấp IV lan truyền rộng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư hoặc an ninh quốc gia thì việc xử lý, khắc phục sự cố thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương IV của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
– Sau khi đã xử lý và khắc phục hậu quả sự cố an toàn sinh học, cơ sở xét nghiệm phải tiến hành kiểm điểm, phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố và sửa đổi, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học:
Để có thể đảm bảo những điều kiện và yếu tố để có thể đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm có thể được hiểu là những giải pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các tác nhân gây hại có thể phát sinh từ phòng xét nghiệm hoặc phát sinh từ quá trình vận chuyển tác nhân gây bệnh đến người làm xét nghiệm, ngăn chặn truyền ra cộng đồng và môi trường. Trong quá trình thực hiện chuyên môn thì an toàn sinh học là một trong những yêu cầu bắt buộc tuân thủ đối với nhân viên của phòng xét nghiệm nhằm giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm các tác nhân gây bệnh và các độc tố khi chúng được phóng thích ngẫu nhiên ra bên ngoài. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định hiện hành. Theo quy định tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học được thực hiện như sau:
– Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học hay cơ sở có phòng xét nghiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đến Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) hoặc cơ quan được Bộ Y tế phân cấp ủy quyền.
– Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền hay đơn vị thường trực gửi cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.
– Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Đơn vị thường trực phải tiến hành thẩm định hồ sơ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học. Quy trình thẩm định hồ sơ bao gồm việc kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức nhân sự và quy định thực hành của cơ sở xét nghiệm đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học chưa đầy đủ thì đơn vị thường trực phải
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học đầy đủ thì đơn vị thường trực phải tổ chức thẩm định tại cơ sở xét nghiệm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học được thẩm định.
– Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
+ Trường hợp cơ sở xét nghiệm đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo biên bản thẩm định, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định tại phòng xét nghiệm, đơn vị thường trực phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho cơ sở xét nghiệm đó.
+ Trường hợp cơ sở xét nghiệm chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo biên bản thẩm định, thì trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định tại phòng xét nghiệm, đơn vị thường trực phải có thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Sự cố an toàn sinh học là gì? Phòng ngừa, xử lý, khắc phục sự cố an toàn sinh học và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định 103/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm