Tìm hiểu chung về phụ cấp thâm niên? Tìm hiểu chung về Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở? Chế độ phụ cấp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã?
Ban chỉ huy quân sự cấp xã có những đóng góp và vai trò quan trọng đối với đất nước, ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ thực hiện những nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở cũng như thực hiện việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ ở địa phương và tuyển chọn công dân nhập ngũ, quản lý lực lượng dự bị động viên theo đúng quy định của pháp luật. Các cán bộ trong Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi làm việc lâu năm sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về phụ cấp thâm niên cho cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Tìm hiểu chung về phụ cấp thâm niên:
Hiện nay, pháp luật nước ta không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, thâm niên cũng có thể được hiểu là khoảng thời gian (được tính theo đơn vị năm) mà các chủ thể làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.
Thâm niên hiện được sử dụng làm căn cứ tính phụ cấp cho các chủ thể là người lao động thường được áp dụng trong khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, ngoài khối nhà nước, một số doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động của đơn vị mình (nhưng không nhiều) và cũng phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp.
Phụ cấp thâm niên được hiểu là một trong những chế độ phụ cấp được ghi nhận trong
Cơ bản việc phụ cấp thâm niên được quy định giống như là một trong những hình thức khuyến khích của người sử dụng lao động đối với người lao động để họ có thể gắn bó và làm nghề lâu dài, đồng thời cũng là để tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Các chủ thể là người lao động khi càng có nhiều năm gắn bó với nghề thì các chủ thể đó sẽ càng có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, mà trong bất cứ nghề nghiệp nào, kể cả làm việc trong cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp, công ty bên ngoài, kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng, người lao động có kinh nghiệm có thể nắm bắt công việc dễ dàng hơn, làm việc với hiệu suất cao hơn và đem lại hiệu quả tốt hơn.
Phụ cấp thâm niên về cơ bản chính là là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho người lao động làm việc, cống hiến hiệu quả hơn.
Bởi vì pháp luật không có nội dung đi sâu vào định nghĩa và giải thích khái niệm thâm niên nên vì thế ta hiểu phụ cấp thâm niên chính là một chế độ khuyến khích được ghi nhận trong hợp đồng làm việc mà người sử dụng đưa ra cho người lao động để người lao động có thể làm việc tích cực, hiệu quả và gắn bó với nghề hơn.
Như đã phân tích cụ thể ở trên ta nhận thấy rằng, thâm niên ở các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, tức là ý chí của người sử dụng lao động nên không phải doanh nghiệp nào người lao động cũng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, ở cơ quan nhà nước tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên. Cụ thể những đối tượng được tính phụ cấp thâm niên bao gồm các đối tượng sau đây:
– Thứ nhất: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được tính phụ cấp thâm niên.
– Thứ hai: Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân Việt Nam sẽ được tính phụ cấp thâm niên.
– Thứ ba: Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu sẽ được tính phụ cấp thâm niên.
– Thứ tư: Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan,
2. Tìm hiểu chung về Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở:
Theo quy định pháp luật thì Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
– Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
– Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có sự quản lý nhà nước về quốc phòng, quân sự.
– Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có tổ chức tự vệ, lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ.
Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:
– Thứ nhất: Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thứ hai: Chỉ huy phó được bố trí từ 1 đến 2 người tùy vào phân loại đơn bị hành chính.
– Thứ ba: Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy (chi bộ) cấp xã kiêm nhiệm.
– Thứ tư: Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở sẽ được thành lập khi đáp ứng đủ các quy định cụ thể của pháp luật và bao gồm các thành phần cụ thể được nêu trên.
3. Chế độ phụ cấp của Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng các chế độ phụ cấp theo mức sau đây:
Thứ nhất: Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Bên cạnh lương cơ bản theo quy định thì Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được nhận các loại phụ cấp sau:
– Phụ cấp chức vụ:
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã: 357.600 đồng/tháng.
– Phụ cấp thâm niên:
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã khi có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên hàng tháng với mức như sau:
+ Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
+ Trong trường hợp có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định cụ thể được nêu trên nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
Cần lưu ý những khoảng thời gian sau Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên:
+ Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên thì Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thứ hai: Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Phó Chỉ huy trưởng không nhận lương mà sẽ được nhận các khoản phụ cấp sau:
– Phụ cấp hàng tháng:
Mức phụ cấp hằng tháng của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; cụ thể, chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được thực hiện theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Các chủ thể là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cụ thể như sau:
+ Loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở.
+ Loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở.
+ Loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở.
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
– Phụ cấp chức vụ của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã: 327.800 đồng/tháng
– Chế độ phụ cấp thâm niên của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã: Cũng giống như Chỉ huy trưởng Ban chỉ hủy quân sự cấp xã.
– Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng bao gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.
Thời gian để Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có