Thông tư 27/2016/TT-BYT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung
Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 27/2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long |
QCVN 27: 2016 / BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – mức cho phép của rung tại nơi làm việc
Lời nói đầu
QCVN 27:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ RUNG – GIÁ TRỊ CHO PHÉP TẠI NƠI LÀM VIỆC
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – mức cho phép của rung tại nơi làm việc
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định mức rung cho phép tác động lên người lao động tại nơi làm việc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra rung tại nơi làm việc.
3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Rung hay rung chuyển (Vibration): Là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa.
3.2. Tần số rung (Vibration frequency): Là số dao động trong một đơn vị thời gian, đơn vị là Hertz (Hz).
3.3. Chu kỳ rung (Vibration periodic): Là thời gian hoàn tất một dao động.
3.4. Biên độ rung (Vibration amplitute): Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao động.
Đơn vị đo là: mm; cm; m.
3.5. Vận tốc rung (Vibration velocity): Là đại lượng vectơ đặc trưng cho phương, chiều và độ nhanh chậm của chất điểm chuyển động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568