Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong hợp đồng vay tiền. Phạm vi bảo lãnh.
Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong hợp đồng vay tiền. Phạm vi bảo lãnh.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, rất mong luật sư giải đáp giùm tình huống dưới đây: Tôi tình cờ biết trường hợp: một người cháu lén lấy danh sánh và số điện thoại của chú mình để vay tiền, người chú đóng vai trò là cha ruột của người cháu để bảo lãnh trong hồ sơ vay, người vay là cháu (vì cha ruột người cháu không có điều kiện kinh tế để bảo lãnh), người chú không đồng ý nhưng công ty cho vay không xác nhận trực tiếp với người chú, mà chỉ làm việc với duy nhất người cháu qua điện thoại, chấp nhận hồ sơ từ người cháu. Đến khi không có khả năng chi trả thì công ty cho vay yêu cầu người chú giải quyết thì người này không chấp nhận (có một số công ty cho vay hiện nay rất thoáng, không cần xác minh thức tế, chỉ cần giấy tờ photocopy là chấp nhận, việc làm giấy tờ giả cũng rất đơn giản trong xã hội ngày nay, đó là lý do mà người cháu đã qua mặt người chú và công ty cho vay, trên thực tế những thông tin của người chú trong hồ sơ vay là đúng sự thật). Trong tình huống này người chú có bị phat không? Người cháu bị phạt không? Trách nhiệm công ty cho vay thì sao? Chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 361 Bộ luật dân sự 2005 quy định bảo lãnh như sau: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Có thể thấy, việc bảo lãnh là sự tự nguyện từ người chú, nếu người chú không hay biết việc bảo lãnh vay tiền và người cháu đã thay người chú ký vào các giấy tờ vay mượn thì nay người chú sẽ không phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Người chú có thể căn cứ vào hồ sơ bảo lãnh của ngân hàng, yêu cầu Tòa án giám định chữ ký của người chú trong các giấy tờ ký giữa công ty cho vay và người cháu. Người chú có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch người cháu đã ký với công ty cho vay là vô hiệu do giả tạo theo quy định Điều 129 Bộ luật dân sự 2005:
"Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu."