Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không? Có giấy tạm trú trên 3 năm có được nhập học trái tuyến không?
Đăng ký nhập học cho trẻ vào lớp một luôn là những vấn đề được nhiều người quan tâm mỗi đợt năm học mới. Việc đăng ký học cho trẻ vào lớp một sẽ xảy ra các vấn đề như đúng tuyến và trái tuyến. Vậy trong trường hợp trái tuyến thì việc đăng ký học cho trẻ sẽ được thực hiện như thế nào và có thực hiện được không. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về trái tuyến và đúng tuyến
Việc đăng ký học cho học sinh bắt đầu vào lớp một đã xuất hiện những quy định về đúng tuyến và trái tuyến. Vậy ta xác định thế nào là đúng tuyến và thế nào là trái tuyến. Trước hết ta có thể hiểu đăng ký học đúng tuyến là trong trường hợp học sinh đăng kí học ở trường phải có sổ hộ khẩu tại nơi có trường học muốn đăng ký. Nếu không có sổ hộ khẩu tại nơi có trường muốn đăng ký học thì học sinh phải có bố hoặc mẹ có sổ hộ khẩu trong khu vực có trường học muốn đăng ký theo diện KT2
Từ việc hiểu thế nào là đăng ký học đúng tuyến ta có thể hiểu đăng ký học trái tuyến có nghĩa là học sinh muốn đăng ký học vào trường đó không đáp ứng được yêu cầu nêu trên thì việc đăng ký học sẽ là đăng ký học trái tuyến. Việc đăng ký học trái tuyến có nhiều nguyên nhân, có thể là do trong quá trình sinh sống và làm việc của bố mẹ, việc phải di chuyển đến nơi khác để sinh sống mà không có sổ hộ khẩu dẫn đến việc các cháu khi đăng ký học sẽ không được đăng ký đúng tuyến trường học theo quy định. Hay việc bố mẹ lựa chọn trường học có môi trường giáo dục tốt, cơ sở hạ tầng tốt thì việc đăng ký học trái tuyến sẽ diễn ra mỗi dịp mùa nhập học về.
Thứ hai, quyền lựa chọn môi trường học tập
Theo Khoản 1 Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Điều lệ Trường tiểu học:
Điều 42. Quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc lựa chọn môi trường học tập là quyền lợi của mỗi học sinh, việc lựa chọn có thể dựa trên nhiều tiêu chí, tuy nhiên chính vì việc quy định đăng ký học trái tuyến và đúng tuyến, dẫn đến việc khi lựa chọn trường học thì phụ huynh cũng như học sinh cần phải cân nhắc lựa chọn trường học sao cho phù hợp. Nếu việc đăng ký học lựa chọn trường trái tuyến thì phụ huynh học sinh cần làm hồ sơ để đăng ký học theo diện trái tuyến để việc nhập học cho học sinh đúng thời hạn, đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, thủ tục đăng ký học trái tuyến
Hồ sơ để đăng ký học trái tuyến cho học sinh cần các giấy tờ như sau: đơn xin nhập học, bản sao giấy khai sinh, bản sao hộ khẩu có công chứng,Giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo, Giấy chứng nhận ưu tiên nếu có. Ngoài ra trong trường hợp đăng ký học trái tuyến thì phụ huynh cần chuẩn bị đơn xin nhập học trái tuyến.
Trong tờ đơn đăng ký nhập học trái tuyến, phụ huynh cần điền đầy đủ các thông tin của học sinh khi nhập học như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo đã học, hiện đang sinh sống ở đâu, địa chỉ sinh sống. Bên cạnh đó các thông tin cá nhân của bố và mẹ học sinh: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ và số điện thoại liên hệ cũng cần được bổ sung đầy đủ và chính xác
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề vướng mắc mong nhận được sự hỗ trợ của Luật Dương gia như sau. Con em tháng 9 này vào lớp 1. Nhưng do hoàn cảnh nên xin học trái tuyến nhưng nghe nói phòng giáo dục không cho học trái tuyến nữa. Nếu như em có xin được giấy tạm trú trên 3 năm và giấy gọi nhập học thì sao. Con em có được nhận không.? Xin cám ơn Luật sư Luật Dương gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Điều lệ Trường tiểu học:
Điều 42. Quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định.
3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Vậy về nguyên tắc, học sinh có thể lựa chọn trường ngoài nơi cư trú để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhưng phải đảm bảo trường đó có khả năng tiếp nhận học sinh. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc phân tuyến cho các em phải trên cơ sở tạo điều kiện cho học sinh đi học tại trường gần nơi cư trú nhất, ngoại trừ một số trường hợp do khả năng tiếp nhận của các trường trong khu vực.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, đặc thù dân cư từng địa bàn, điều tra số trẻ trong độ tuổi, các quận, huyện có kế hoạch gọi trẻ ra lớp, đảm bảo tuyển đủ số lượng học sinh vào trường sao cho công bằng, phù hợp nhất. Trường hợp của bạn là đã có đăng ký tạm trú trên 3 năm, nếu gia đình bạn sinh sống chính tại nơi tạm trú thì phải có xác nhận của công an phường về thời gian tạm trú bao lâu khi làm hồ sơ nhập học cho con.
Con bạn học ở trường nào phải phụ thuộc vào phân tuyến của UBND quận; huyện nơi gia đình tạm trú. Tuy nhiên các trường phải ưu tiên những trẻ có hộ khẩu thường trú, các diện chính sách, gia đình khó khăn trước rồi mới xét đến các diện tạm trú. Trong trường hợp này bạn đã được nhận giấy gọi nhập học tại nơi tạm trú thì con bạn có thể nằm trong diện được phân tuyến học tại trường nơi tạm trú để đảm bảo số lượng học sinh trong trường của UBND cấp quận, huyện theo quy định tại Điều 17 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Điều lệ Trường tiểu học:
>>>
Điều 17. Lớp học, tổ học sinh, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.
Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Biên chế giáo viên một lớp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
2. Mỗi lớp học được chia thành các tổ học sinh. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.
3. Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.
4. Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường. Hiệu trưởng phân công một Phó Hiệu trưởng hoặc một giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách điểm trường.
Ngoài ra việc quản lý học sinh, nhận và chuyển học sinh trường tiểu học thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng theo Điều lệ trường tiểu học, do vậy nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình nhập học, bạn có thể trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng trường tiểu học nơi bạn muốn con nhập học lớp 1.
Điều 20. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.