Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, hiện công ty em muốn nhập máy móc dây chuyền mới hoàn toàn từ bên Nhật về Việt Nam thì cần phải có điều kiện gì để được nhập và điều kiện để đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Khoản 5 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, kinh doanh xuất nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp.
Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài:
+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
Điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan. Hàng hóa muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa tất nhiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể liên quan đến loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhập khẩu.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Như vậy, nếu hàng hóa máy mọc công ty bạn muốn nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm hoặc tạm ngừng nhập khẩu và đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn để nhập khẩu thì công ty bạn có quyền nhập về.
Về đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu: xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tại Sở công thương cấp tỉnh tại nơi công ty có trụ sở.