Có được sử dụng khoảng không gian bên trên bất động sản liền kề không? Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Có được sử dụng khoảng không gian bên trên bất động sản liền kề không? Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các luật sư và quý công ty… Tôi xem trên trang web công ty có thấy kênh tư vấn miễn phí qua mail. Tôi xin các luật sư tư vấn giúp tôi và gia đình tôi về việc chuyện tranh chấp đất đai. Nhà tôi ở quê đang xây nhà, bức tường phía sau nằm sát (xây hết đất nhà tôi) với 1 ngõ đi chung của 3 hộ gia đình khác (không có nhà tôi). Phần xây nay đã xong, đến phần hoàn thiện. Khi cho công nhân nhà tôi lắp dựng giáo để trát bức tường sát với ngõ đó thì người nhà 2 trong 3 hộ gia đình nêu trên không cho lắp dựng giáo cũng như trát, không biết vì lý do gì hay do trước đây gia đình tôi và 2 gia đình này có hiềm khích nên họ không cho, (hộ gia đình còn lại là bác ruột thì đồng ý). Liền kề sang bên kia ngõ đối diện tường nhà tôi là vườn của 1 gia đình khác không phải nhà tôi cũng như 3 gia đình kia. Tôi có sang xin phép chủ mảnh vườn đó về việc lắp dựng cột chống giàn giáo trên vườn nhà họ và đã được đồng ý (lắp dựng giàn giáo qua ngõ, không có cột chống nào nằm trên ngõ). Khi lắp dựng giáo trên thì người nhà 2 gia đình có ngõ kia ra phá, họ không cho lắp dựng giáo qua khoảng không ngõ nhà họ (đáy giàn giáo lắp cao 3m so với mặt ngõ). Trước đây ranh giới mảnh đất nhà tôi và ngõ đó cũng đã xảy ra tranh chấp, theo tôi được biết thì khi đổ bê tông ngõ họ ghép cốp pha vòng sang đất nhà tôi cũng không nhiều, nhưng khi đó mọi chuyễn đã được giải quết ổn thỏa cho đến nay. Bây giờ 2 hộ gia đình kia còn đóng cọc thép căng thép gai vào bức tường nhà tôi nhất quyết không cho nhà tôi trát bức tường sau để hoàn thiện ngôi nhà. Gia đình tôi dự tính làm đơn xin chính quyền địa phương giải quyết. Vậy xin các Luật sư tư vấn giúp tôi và gia đình tôi nên có biện pháp gì, và phải trình bày như thế nào trong lá đơn, xử lý việc này ra sao. Xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cở sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Bộ luật dân sự 2005 có quy định:
Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
Căn cứ theo các thông tin bạn trình bày thì hai hộ dân ngăn cản gia đình bạn trát tường để hoàn thiện căn nhà là trái với quy định của pháp luật, bởi lẽ, việc trát tường để hoàn thiện nhà là nhu cầu cần thiết và hợp lý, hai hộ kia không có lý do gì để ngăn cản.
Đối với việc hai gia đình kia có hành vi phá giàn giáo, đóng cọc thép và căng thép gai và bức tường nhà bạn, ngăn cản không cho gia đình bạn hoàn thiện căn nhà thì bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của hai gia đình kia ra Ủy ban nhân dân để được giải quyết. Đơn tố cáo cần thể hiện cơ quan tiếp nhận tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, thông tin về người tố cáo và nội dung đề nghị tố cáo.
Trong trường hợp các bên đã giải quyết tại Ủy ban nhân dân nhưng không thành thì gia đình bạn có có thể làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân để được giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về nội dung đơn khởi kiện như sau:
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.