Nghị quyết 60/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2016
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ
Trên cơ sở Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 6 năm 2016,
QUYẾT NGHỊ:
Trong những tháng đầu năm 2016, các bộ, ngành trung ương và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,52%, tuy cao hơn cùng kỳ giai đoạn 2012 – 2014 nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2015 và chỉ tiêu kế hoạch 6,7% của cả năm 2016, trong đó có nguyên nhân tiến độ triển khai kế hoạch vốn đầu tư công chậm, thủ tục đầu tư, xây dựng còn phức tạp; văn bản hướng dẫn Luật và Nghị định về đầu tư còn bất cập; công tác giải phóng mặt bằng và bố trí vốn đối ứng các dự án chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt và còn nhiều bất cập; hồ sơ thanh toán vốn đầu tư còn rườm rà, dẫn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN chỉ đạt hơn 30% kế hoạch năm.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị dự toán cấp I, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:
1. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công:
a) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan:
– Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung hoặc bãi bỏ quy định trái với các quy định pháp luật về đầu tư công, xây dựng, ngân sách nhà nước (NSNN) và các văn bản pháp luật liên quan.
– Rà soát các Luật: Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây dựng và các Luật liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, đầu tư công, NSNN và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, báo cáo Chính phủ trong quý III năm 2016.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
– Rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn về đầu tư công; trong đó trước ngày 08 tháng 8 năm 2016 ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện
– Trước ngày 15 tháng 7 năm 2016, hoàn thiện dự thảo Nghị định về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, trình Chính phủ ban hành.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật liên quan, đề xuất báo cáo Chính phủ trong quý III năm 2016.
c) Bộ Tài chính:
Tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về kiểm soát chi và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và phù hợp với các quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2016.
d) Bộ Xây dựng:
– Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, thực hiện phân cấp mạnh và rà soát, kịp thời giải quyết các rào cản, khó khăn, vướng mắc trong việc thẩm định, quản lý dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
– Rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn giấy phép xây dựng đúng pháp luật đối với các dự án của các cơ quan trung ương (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao…).
– Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện các thông tư hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế dự toán xây dựng công trình, việc thành lập các ban quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực và quản lý đầu tư xây dựng, về giấy phép xây dựng, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
– Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568