Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm. Mức xử phạt đối với hành vi mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm. Mức xử phạt đối với hành vi mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Ở một cơ quan quản lý nhà nước khi đi khắc dấu lại tên cơ quan do chuyển đổi tên đơn vị, khi đến cơ quan Công an thì thiếu giấy chứng nhận sử dụng con dấu cũ do đã đánh mất, không thể tìm thấy. Vì vậy, hình như Công an căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh – trật tự cơ quan này 2.000.000 triệu đồng. Và cơ quan này đã sử dụng ngân sách để chi trả cho việc mình bị xử phạt hành chính như thế có đúng không? (cơ quan họ không truy tìm trách nhiệm cá nhân) nếu sai thì sai theo quy định tại văn bản nào? Kính mong Luật sư giúp đỡ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm liên quan đến quản lý và sử dụng con dấu như sau:
"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
b) Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định;
b) Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;
c) Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền;
d) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng;
đ) Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu;
e) Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
g) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu;
h) Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng;
i) Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.[…]”
Như vậy, hành vi mà cơ quan bạn có thể bị xử phạt trong trường hợp này là do đã mất giấy chứng nhận đăng đăng ký mẫu dấu trước đó nên không thể xuất trình được giấy chứng nhận đã đăng mẫu dấu khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, mức phạt là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đối với việc nộp phạt, tổ chức sẽ là người đứng ra nộp phạt đối với hành vi vi phạm hành chính bằng ngân sách của tổ chức, sau đó, tổ chức sẽ xem xét trách nhiệm và yêu cầu bồi hoàn lại số tiền vi phạm từ phía cá nhân của tổ chức có hành vi vi phạm gây ra.