Thông tư 107/2016/TT-BQP Quy định về khám, chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP CÓ ĐỦ 15 NĂM TRỞ LÊN CÔNG TÁC TRONG BỘ QUỐC PHÒNG ĐÃ VỀ PHỤC VIÊN
Căn cứ Luật Quân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định tuyến khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh; quyền lợi, chế độ miễn, giảm tiền viện phí; phương thức thu, quản lý, sử dụng viện phí; sổ khám bệnh, quản lý và sử dụng sổ khám bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên.
2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là bệnh viện quân y) đối với quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên quy định tại Thông tư này là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 1 và tuyến 2 quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên (sau đây gọi chung là quân nhân phục viên) không có chế độ bảo hiểm y tế, khi bị mắc bệnh, tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh, miễn hoặc giảm viện phí tại các bệnh viện quân y.
2. Quân nhân về địa phương tham gia làm việc trong các đơn vị, tổ chức thuộc diện phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc, có nguyện vọng thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo chế độ bảo hiểm y tế.
3. Bệnh viện quân y và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tuyến khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh
1. Tuyến khám bệnh, chữa bệnh:
a) Tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với quân nhân phục viên là bệnh viện quân y gần nhất nơi quân nhân phục viên đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú ổn định, thuộc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
b) Trường hợp cấp cứu, quân nhân phục viên được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện quân y nào gần nhất của Bộ Quốc phòng, không phân biệt tuyến khám bệnh, chữa bệnh và khu vực; sau cấp cứu, trường hợp bệnh ổn định cần điều trị ở tuyến trên thì chuyển về bệnh viện quân y theo tuyến đã quy định. Các quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh và chế độ miễn, giảm viện phí thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
2. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh:
a) Quân nhân phục viên về địa phương, đăng ký với Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện). Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm cấp
b) Bệnh viện quân y thuộc tuyến, căn cứ vào
c) Trường hợp quân nhân phục viên thay đổi bệnh viện quân y khám bệnh, chữa bệnh do di chuyển nơi cư trú, thủ tục đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y mới được thực hiện theo giấy giới thiệu của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi mới đến cư trú) và sổ khám bệnh của bệnh viện cũ;
d) Quân nhân phục viên thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này có nguyện vọng khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện quân y theo tuyến thì đăng ký với cơ quan bảo hiểm y tế địa phương, được hưởng các quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh và có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 4. Hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của quân nhân phục viên tại các bệnh viện quân y
1. Sổ khám bệnh do bệnh viện nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cấp.
2. Chứng minh nhân dân.
3. Trường hợp đề nghị xét miễn viện phí, có thêm các giấy tờ sau:
a) Giấy chứng nhận thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc cư trú thường xuyên tại các xã thuộc vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương cấp hoặc giấy tờ chứng minh trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) Hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện cũ để xác định bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát.
Điều 5. Quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám bệnh, chữa bệnh
1. Quyền lợi:
a) Được khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và nội trú;
b) Được bảo đảm khám bệnh, làm các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và điều trị, thuốc, dịch truyền, máu, làm các thủ thuật và phẫu thuật, sử dụng giường bệnh như đối với quân nhân đang công tác có cùng bậc lương.
2. Trách nhiệm:
a) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo tuyến;
b) Xuất trình hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp cấp cứu thì được tiếp nhận ngay, sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày tiếp nhận, quân nhân phục viên phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định với bệnh viện;
c) Nộp tiền viện phí, tiền sổ khám bệnh theo mức quy định;
d) Bảo quản và không cho người khác mượn sổ khám bệnh;
đ) Trả lại sổ khám bệnh cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
Điều 6. Chế độ miễn, giảm tiền viện phí
1. Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
c) Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và điều trị;
d) Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
đ) Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
2. Quân nhân phục viên không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được giảm 50% tiền viện phí.
3. Quân nhân phục viên thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được miễn hoặc giảm tiền viện phí:
a) Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình;
b) Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;
c) Do dùng chất ma túy;
d) Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức;
đ) Bị thương tích do vi phạm pháp luật.
Điều 7. Phương thức thu, quản lý, sử dụng viện phí
1. Phương thức thu viện phí: Các bệnh viện quân y tổ chức thu viện phí được thực hiện như đối tượng phải nộp một phần viện phí y tế; người bệnh nộp tiền viện phí và thanh toán viện phí trực tiếp tại cơ quan tài chính của bệnh viện, cụ thể như sau:
a) Đối tượng thuộc diện được giảm tiền viện phí phải nộp tiền viện phí theo quy định (sau khi đã trừ phần được giảm);
b) Đối tượng không thuộc diện miễn hoặc giảm viện phí thì phải nộp toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
2. Quản lý, sử dụng viện phí
a) Khoản viện phí thu của quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh nộp là nguồn thu bổ sung vào ngân sách chung của bệnh viện; được sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất xét nghiệm, phim X-quang, vật tư tiêu hao thiết yếu, in một số mẫu biểu phục vụ người bệnh;
b) Việc quản lý, sử dụng viện phí thu được của quân nhân phục viên được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng. Cơ quan tài chính bệnh viện phải mở sổ đăng ký, thống kê theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568