Hủy thầu là gì? Quy trình thủ tục hủy thầu? Thủ tục thông báo sau khi có quyết định hủy thầu?
Đấu thầu được hiểu chính là một quy trình, thủ tục để tìm ra nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu đối với gói thầu đó một cách tốt nhất cả về chất lượng lẫn thời gian và chi phí thực hiện gói thầu để ký kết hợp đồng thực hiện công việc. Đấu thầu góp phần tránh trường hợp gây mất mát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, dẫn tới kìm hãm đi sự phát triển của đất nước. Các gói thầu có thể là gói thầu mua sắm hàng hóa, tư vấn, phi tư vấn, mua sắm tập trung… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp vì lý do nào đó mà dẫn đến việc bên mời thầu hoặc cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định hủy gói thầu. Vậy pháp pháp luật quy định như thế nào về quy trình thủ tục hủy thầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư
1. Hủy thầu là gì?
Theo quy định tại khoản 12 điều 4
Khi thực hiện đấu thầu thì chủ đầu tư sẽ đạt được những lợi ích nhất định, và khi không đạt được hiệu quả như mong muốn như vi phạm đầu tư hay mục tiêu gói thầu bị thay đổi,… thì chủ đầu tư có quyền hủy thầu khi có quyết định hủy thầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật..
Theo đó, hủy thầu có thể được hiểu là biện pháp của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và hành vi vi phạm các quy định khác của pháp luật liên quan của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình thủ tục hủy thầu
2.1. Các trường hợp hủy thầu
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp phải hủy thầu, thì cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư có thể ra quyết định hủy thầu trong các trường hợp sau:
-Trường hợp tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trong trường hợp này, khi bên mời thầu, chủ đầu tư đưa ra yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, nhưng khi các bên tham dự thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất mà sau khi bên mời thầu xem xét đánh giá thì không có bất kỳ hồ sơ dự thầu của nhà thầu nào đáp ứng đúng và đủ theo yêu cầu đưa ra, thì trong trường hợp này bên mời thầu sẽ hủy gói thầu đó mà sau này bên mời thầu có thể không thực hiện hoặc thực hiện lại theo hình thức tổ chức đấu thầu lại từ đầu.
-Trường hợp thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư của gói thầu đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Đây là trường hợp khi mà trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã nêu rõ công việc, mục tiêu và phạm vi đầu tư của gói thầu thì bên mời thầu không được phép thay đổi phạm vi đó, nhưng trong trường vì lý do nào đó mà có thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư của gói thầu thì bắt buộc phải hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại từ đầu theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
Pháp luật về đấu thầu có quy định về hội dung và hình thức của hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu nhưng nếu trong trường hợp bên mời thầu cố tình làm trái với quy định của pháp luật, không tuân thủ theo quy định mà dẫn đến lựa chọn sai nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu, thì khi đó gói thầu sẽ bị hủy và tiến hành đấu thầu lại từ đầu.
– Trường hợp có chứng cứ chứng minh hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là một trong những trường hợp tối kỵ trong đấu thầu. Khi cơ quan có thẩm quyền có bằng chứng xác thực về hành vi đưa, nhận hối lộ để được lựa chọn nhà thầu, thì gói thầu đó sẽ bắt buộc bị hủy vì không đáp ứng được các quy định của pháp luật trong đấu thầu cũng như điều kiện về năng lực để thực hiện gói thầu.
2.2. Thủ tục hủy thầu
Theo quy định của
Theo đó, đối với các trường hợp hủy thầu thì chủ đầu tư cần thực hiện việc thông báo tới các bên tham gia dự thầu và nêu rõ lý do hủy thầu theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ đầu tư cần thực hiện việc đăng tải thông tin về việc hủy thầu và nêu rõ lý do trên phương tiện thông tin đại chúng bao gồm hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc ít nhất 1 kỳ đăng tải trên Báo đầu thầu theo quy định. Như vậy, để thực hiện việc hủy thầu thì chủ đầu tư có thể thực hiện thông qua việc gửi thông báo hủy thầu đến tất cả các bên tham dự đấu thầu, trong đó nêu rõ lý do hủy thầu; sau đó thực hiện đăng tải thông tin thông báo hủy thầu nêu rõ lý do hủy thầu trên 03 số báo liên tiếp của một tờ báo, 03 tin liên tiếp trên một phương tiện thông tin đại chúng khác hoặc trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Cụ thể, việc thực hiện việc hủy thầu bao gồm các bước như sau:
– Bước 1: Bên mời thầu phải xác định nguyên nhân hủy thầu, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để xác định xem bên mời thầu thực hiện việc hủy thầu có đúng với quy định của pháp luật hay không, và ai sẽ là người có thẩm quyền để giải quyết việc hủy thầu. Pháp luật đấu thầu quy định có bốn trường hợp bắt buộc phải hủy thầu theo quy định tại Điều 17 Luật đấu thầu 2013
– Bước 2: Sau khi xác định được nguyên nhân dẫn đến việc hủy thầu thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy thầu theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền đưa ra quyết định hủy thầu:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 73 Luật đấu thâu 2013 thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy thầu đối với trường hợp: thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư của gói thầu đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; trường hợp hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu, dự án; trương hợp có bằng chứng về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư của bên mời thầu. Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 74 Luật đấu thâu 2013 thì chủ đầu tư có quyền hủy thầu trong trường hợp tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham dự đấu thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Bước 3: bên mời thầu thực hiện thông báo về việc hủy thầu
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật đấu thầu 2013 thì việc hủy thầu phải được thông báo lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng, để tất cả các nhà thầu điều biết thông tin về việc hủy thầu, nguyên nhân hủy thầu và chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc hủy thầu là ai, việc hủy thầu có tuân thủ đúng theo quy định pháp luật hay không.
3. Thủ tục thông báo sau khi có quyết định hủy thầu
Căn cứ vào quy định tại Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thì thông báo sau khi có quyết định hủy thầu được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Bên mời thầu hay chính là chủ đầu tư thực hiện Đăng nhập trên trang chủ của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và nhập mật khẩu chứng thư số của bên mời thầu để đăng nhập vào Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Bước 2: Bên mời thầu thực hiện chọn gói thầu cần hủy, điều chỉnh trạng thái thông báo thành “hủy” và lưu thông tin;
– Bước 3: Thực hiện đăng tải thông báo hủy thầu.
Trường hợp bên mời thầu chưa đủ điều kiện để tự đăng tải thông tin hủy thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pahsp luật hoặc trường hợp Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tạm ngừng cung cấp dịch vụ, quy trình cung cấp, thì bên mời thầu thực hiện việc thông báo hủy thầu qua hình thức đăng tải thông tin trên Báo Đấu thầu được thực hiện như sau:
– Bước 1: Bên mời thầu kê khai thông tin đầy đủ của gói thầu vào mẫu phiếu đăng ký thông tin tương ứng. Đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, sử dụng phiếu đăng ký thông tin theo mẫu do nhà tài trợ quy định; trường hợp nhà tài trợ không quy định, bên mời thầu sử dụng mẫu phiếu đăng ký thông tin theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Bên mời thầu gửi phiếu đăng ký thông tin đấu thầu hợp lệ đến Báo Đấu thầu qua hình thức nộp trực tiếp tại Báo Đấu thầu hoặc gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến qua Internet.
– Bước 3: Bên mời thầu thực hiện thanh toán chi phí đăng tải thông tin đấu thầu theo quy định.
Như vậy, sau khi có quyết định hủy thầu, bên mời thầu chỉ cần gửi thông báo tới các nhà đầu tư tham gia dự thầu và nêu rõ lý do hủy thầu theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện việc đăng tải thông tin về việc hủy thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc đăng tải thông tin trên Báo đấu thầu và các phương tiện truyền thông khác theo quy định của pháp luật.