Các trường hợp tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan. Trình tự, thủ tục tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
Các trường hợp tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan. Trình tự, thủ tục tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng. Trong một số trường số trường hợp, kho ngoại quan có thể tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động. Thông tư số
Đối với việc tạm dừng hoạt động kho ngoại quan
-Căn cứ tạm dừng hoạt động kho ngoại quan: Việc tạm dừng hoạt động kho ngoại quan được thực hiện khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động.
– Thời gian tạm dừng: Không quá 06 tháng
– Trình tự, thủ tục:
+ Doanh nghiệp gửi đơn yêu cầu tạm dừng hoạt động kho ngoại quan gửi đến Cục hải quan tỉnh,thành phố
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kho ngoại quan của doanh nghiệp, cục Hải quan tỉnh,thành phố thưc hiện kiểm tra, xác nhận xác lượng hàng tồn tại kho và ra thông báo tạm dừng hoạt động kho ngoại quan.
– Trong thời gian tạm dừng hoạt động, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng gửi vào kho; giám sát và xử lý lượng hàng tồn tại kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
– Trước khi hết thời gian tạm dừng hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có văn bản báo cáo về việc hoạt động trở lại hoặc chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
– Trong thời gian tạm dừng hoạt động, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số quy định
Chấm dứt hoạt động kho ngoại quan
– Cứ chấm dứt hoạt động kho ngoại quan:
+ Doanh nghiệp không duy trì được các điều kiện theo Nghị định này về công nhận kho ngoại quan
+ Chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan
– Trình tự, thủ tục
+ Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kho ngoại quan gửi Tổng cục Hải quan;
+ Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động;
>>> Luật sư tư vấn pháp
+ Quá thời hạn tạm dừng hoạt động này nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
+ Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho ngoại quan và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh khoản toàn bộ lượng hàng còn tồn tại kho ngoại quan; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với kho ngoại quan.