Đổi mới về quy định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Đổi mới về quy định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã đổi mới chế định chứng cứ và chứng minh cho phù hợp với tình hình mới. Cụ thể như sau:
Chứng cứ và chứng minh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tố tụng hình sự. Toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự thực chất là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, mặc dù cách thức tiến hành ở mỗi giai đoạn có khác nhau. Tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về chứng cứ làm ảnh hưởng đến yêu cầu giải quyết vụ án, nhất là chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm “mạng”…
– Thứ hai, quy định cụ thể cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm tính khả thi, tránh gây khó khăn trong thực tiễn thực hiện (Khoản 1, Khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
+ Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
+ Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
+ Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.
“1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.”
– Thứ năm, quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử nhằm bảo đảm tính khách quan, tính nguyên trạng và tính có thể kiểm chứng của loại chứng cứ đặc thù này (Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015);
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
+ Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
+ Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.