Xử lý hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Xử lý hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho em hỏi. Hiện công ty em đang bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, bao gồm phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu tang vật. Nhưng tài xế lái phương tiện vi phạm hành chính là do công ty thuê, đã tự ý vi phạm, không có sự chỉ định của công ty. Và phương tiện vi phạm là tài sản của công ty. Vấn dề em muốn hỏi là: công ty có phải chịu trách nhiệm về hành vi của tài xế tự ý gây ra không? Và phương tiện của công ty là chiếc xe chuyên dùng (1 tỷ đồng) có phải bị tịch thu không? Thẩm quyền giải quyết ra sao? Và em muốn hỏi thêm 1 ý nhỏ nữa là bên cảnh sát môi trường có nói là sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản để nộp tiền xử phạt. Như vậy có đúng pháp luật không? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, bùn, chất thải vệ sinh hầm cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
…
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Điều 7 Pháp lệnh cảnh sát môi trường 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường như sau:
"Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
2. Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
4. Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
6. Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
7. Trong trường hợp cần thiết, cấp bách được quyền huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
8. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
9. Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định;
10. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật;
11. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm là tịch thu chiếc xe ô tô có hành vi vi phạm.
Việc Cảnh sát môi trường nói là sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản để nộp tiền xử phạt là không có căn cứ, không đúng với nhiệm vụ quyền hạn của cảnh sát môi trường.