Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân, gia đình, pháp luật thương mại và pháp luật lao động giữa Việt Nam và Pháp.
HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp,
Với lòng mong muốn phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tư pháp, đã quyết định ký kết Hiệp định này;
Để thực hiện mục đích đó, đã cử Đại điện toàn quyền của mình:
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cử:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc,
Tổng thống nước Cộng hoà Pháp cử;
Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ELISABETH GUIGOU,
Các Đại diện toàn quyền, sau khi trao đổi Giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã thoả tuận những điều dưới đây:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nước ký kết này cam kết dành cho Nước Ký kết kia sự tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự. Các vấn đề dân sự nói trong Hiệp định này bao gồm các vấn đề pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân, gia đình, pháp
Điều 2. Cơ quan trung ương
1. Bộ tư pháp của hai Nước ký kết là Cơ quan trung ương chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định này.
2. Các Cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau; gửi yêu cầu tương trợ tư pháp kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu; sự tương trợ tư pháp này được miễn phí.
Điều 3. Từ chối tương trợ tư pháp
Có thể từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp, nếu việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây thương hại đến chủ quyền, an ninh hoặc trật tự công cộng của Nước ký kết được yêu cầu.
Điều 4. Trao đổi thông tin
Các cơ quan trung ương, theo yêu cầu, thông báo cho nhau thông tin về pháp luật, cũng như trích lục bản án, quyết định của Toà án nước mình.
Chương II
LIÊN HỆ VỚI TOÀ ÁN
Điều 5. Bảo hộ tư pháp
1. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, công dân của Nước ký kết này trên lãnh thổ của Nước ký kết kia được quyền liên hệ với các Toà án theo cùng những điều kiện dành cho công dân của Nước ký kết kia và có quyền và nghĩa vụ như công dân của Nước ký kết kia trong quá trình tham gia tố tụng tại Toà án.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với pháp nhân được thành lập theo pháp luật của một trong hai Nước ký kết.
Điều 6. Miễn cược án phí
Công dân của Nước ký kết này trên lãnh thổ của Nước ký kết kia không phải chịu bất kỳ hình thức cược án phí nào vì lý do là người nước ngoài hoặc không có nơi cư trú hay chỗ ở tại nước đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568