Xử lý hành vi đánh nhau giữa các thành viên trong gia đình. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.
Xử lý hành vi đánh nhau giữa các thành viên trong gia đình. Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Ba tôi bị chị dâu đổ nước canh sôi lên người ba tôi, khi tôi và chị gái tôi nói chuyện với chị dâu tôi thì em gái tôi tức thái độ của chị dâu nên đã tát chị dâu, thế là chị dâu vào đánh 2 chị em tôi. Sau đó, chị dâu tôi giả vờ nằm xuống đất để có một người đứng ở ngoài quay điện thoại sau đó đăng lên facebook. Bây giờ chị ta đem video đó đi tố cáo công an. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và bạn gái bạn có xảy ra xô xát với chị dâu, và có đánh nhau.
Hiện nay, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13 lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn đang áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Nếu chị dâu của bạn bị bạn và chị gái bạn đánh dẫn đến thương tích trên 11% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân[…]”
Hành vi đánh nhau không đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;"
Trong trường hợp này, bạn, chị gái bạn và chị dâu có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.00 đồng đến 300.000 đồng.
Tại cơ quan công an, bạn nên trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến đanh nhau là như thế nào? Xuất phát từ đâu. Như bạn trình bày, do chị dâu bạn đổ nước canh sôi lên người ba bạn, vậy ba bạn có bị thương tật gì hay không? Nếu có thì chị dâu của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.