Số lượng công chức, viên chức trong bệnh viện huyện. Ở bệnh viện tuyến huyện công lập thì có bao nhiêu người được gọi là cán bộ, công chức, viên chức?
Số lượng công chức, viên chức trong bệnh viện huyện. Ở bệnh viện tuyến huyện công lập thì có bao nhiêu người được gọi là cán bộ, công chức, viên chức?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho biết: Ở bệnh viện thuyến huyện công lập thì có bao nhiêu người được gọi là cán bộ, công chức, viên chức. Những người phó Giám đốc có phải là cán bộ hay không? Trưởng phó khoa phòng thì sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, bệnh viện tuyến huyện công lập có bao nhiêu người được gọi là cán bộ, công chức, viên chức?
Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quyết định 10/2007/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ y tế có quy định:
Điều 3. Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô của từng đơn vị, Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định cụ thể. Thông thường mỗi đơn vị trực thuộc Bộ có 1 cấp trưởng và có từ 2 đến 3 cấp phó phụ trách một số lĩnh vực công tác. Đối với một số đơn vị và trong những giai đoạn cần thiết Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định tăng cường thêm 01 đến 02 cán bộ lãnh đạo.
Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức có quy định như sau:
Điều 4. Căn cứ xác định biên chế công chức
1. Đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương
a) Vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền quy định;
b) Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi, đối tượng quản lý của ngành, lĩnh vực;
c) Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Thực tế tình hình quản lý biên chế công chức được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
c) Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
d) Đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập
a) Các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quy định của Chính phủ về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Do vậy, căn cứ theo các quy định trên thì có thể thấy, ở mỗi địa phuwong khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, nhu câu,…thì số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại bệnh viện tuyến Huyện là khác nhau, không có một con số cụ thể.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, Phó Giám đốc, phó khoa, phó phòng có phải là cán bộ không?
Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quyết định 10/2007/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ y tế có quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Giám đốc, Viện trưởng, Phó Giám đốc, Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các Bệnh viện, Viện có giường bệnh.
Theo các quy định trên thì Phó Giám đốc bệnh viện huyện, Phó Khoa, Phó Phòng của bệnh viện tuyến huyện là cán bộ quản lý.