Chế độ khám chữa bệnh cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ Việt Nam anh hùng đi nằm viện thì được chế độ chăm sóc như thế nào?
Chế độ khám chữa bệnh cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ Việt Nam anh hùng đi nằm viện thì được chế độ chăm sóc như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi Mẹ Việt Nam anh hùng đi nằm viện thì được chế độ chăm sóc như thế nào? Có phải nằm chung phòng cùng với những bệnh nhân bình thường không và được chế độ ưu tiên như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 3, Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định về chế độ ưu đãi đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bao gồm:
1. Bà mẹ được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Bà mẹ được truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì thân nhân thờ cúng bà mẹ được nhận Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
b) Lễ tặng hoặc truy tặng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
4. Tổ chức lễ tang khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ tang với thành phần đại điện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú;
b) Lễ tang được tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương; trang trí buổi lễ có dòng chữ: Lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” không quá 01 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp; lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng không quá 02 tháng lương tối thiểu chung cho 01 trường hợp
Theo đó, Bà mẹ Việt Nam anh hừng được trao tặng cá danh hiệu, đượ nhà nước vinh danh và thực hiện các chế độ ưu đã đối với người có công với cách mạng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng các khoản ưu đãi như sau:
– Thứ nhất, trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
– Thứ hai, được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
– Thứ ba, trợ cấp một lần, phụ cấp hàng tháng từ ngày Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
– Thứ tư, nhà nước và nhân dân tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người.
Theo đó, căn cứ vào các quy định nêu trên, hiên tại chưa có quy định nào quy định về chế độ ưu đã với Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong việc được chăm sóc khi đi nằm viện như có phải nằm chung giường với bệnh nhân khác hay không. Tuy nhiên, cũng như đối với những bệnh nhân khác, khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì Bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng được hưởng các chế độ chăm sóc tận tình theo đúng quy định của ngành y tế.
Bên cạnh đó, nếu muốn đảm bảo sự thoải mái, thuận tiện cho việc chăm sóc đối với Bà mẹ Viêt Nam anh hùng trong việc khám và chữa bệnh, bạn hoặc thân nhân có thể đề đạt nguyện vọng với các y sỹ chuyển bệnh nhân được nằm giường riêng trong phạm vi điều kiện cơ sở cho phép.