Xe kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu bị phạt bao nhiêu tiền? Thủ tục cấp phù hiệu xe tải.
Xe kinh doanh vận tải không gắn phù hiệu bị phạt bao nhiêu tiền? Thủ tục cấp phù hiệu xe tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi mới mua 1 xe 16 chỗ tôi đăng ký kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng nhưng chưa nhận được tem hợp đồng mà chỉ mới có gấy hẹn lấy tem hợp đồng thế tôi có được lưu hành xe không? Tôi có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu tiền. Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT;
2. Luật sư tư vấn:
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
+ Khi thực hiện vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo bản chính hoặc bản sao hợpd dồng vận tải và danh sách hành khách có xác nhận của đơn vị vận tải ( trừ phụ vụ đám cưới, đám tang).
+ Từ 1/7/2015, ô tô trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: Hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng.
+ Ngoài hoạt động cấp cứu người bị tai nạn giao thông, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
+ Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải như sau:
"1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;
b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;
c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải […]"
Như vậy, theo quy định, thì xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bắt buộc phải được gắn phù hiệu xe theo quy định.
Phụ hiệu xe hợp đồng đối với ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT là phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” được thiết kế theo mẫu quy định tại phụ lục 21 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. Giấy hẹn lấy phù hiệu không có giá trị thay thế phù hiệu xe.
Theo quy định tại điểm a) Khoản 6 Điều 23 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì đối với xe ô tô chở hành khách mà không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định hoặc có nhưng đã hết hạn thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.