Năm 2023, không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con? Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, khi chia tay ai được quyền nuôi con?
Mục lục bài viết
- 1 1. Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?
- 2 2. Không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con được không?
- 3 3. Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 4 4. Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
- 5 5. Quyền nuôi con khi vợ chồng không có đăng ký kết hôn:
- 6 6. Tranh chấp giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn
1. Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?
Tóm tắt câu hỏi:
Vấn đề tôi cần từ vấn như sau: Vợ chồng tôi đến với nhau được 10 năm rồi nhưng có nhiều vấn đề khó nói nên đến nay vẫn chưa đăng kí kết hôn, mặc dù đã có 2 con (cả hai vẫn còn độc thân trên giấy tờ pháp lý). Giấy khai sinh của các con vẫn mang tên họ bố (làm tại Sài Gòn), chưa nhập khẩu, vẫn mang hộ khẩu của mẹ. Từ khi sinh các cháu tới nay mọi chi phí sinh hoạt đều do chồng tôi gánh vác. Tôi chỉ ở nhà chăm con không tạo ra thu nhập (chồng tôi không cho tôi đi làm mặc dù tôi có trình độ cao đẳng kế toán).
Ngoài ra, trước khi sinh con đầu lòng 1 tháng chúng tôi có mua căn nhà những mang tên chồng tôi. Đến nay chồng tôi muốn chia tay, và yêu cầu mỗi người nuôi một đứa nhưng tôi không đồng ý. Do vậy hiện giờ tôi rất hoang mang không biết tôi có bất lợi gì về vấn đề giành nuôi con hay không? Nếu tôi giành nuôi con được thì tôi có thể thay họ cho con tôi sang họ mẹ được không? Còn vấn đề căn nhà tôi có quyền gì không? Tôi cũng không biết con những vấn đề bất lợi cho tôi trong trường hợp của tôi như hiện nay hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, hai bạn đã chung sống với nhau gần 10 năm nay mà không có đăng ký kết hôn nên hai bạn không có quan hệ vợ chồng tức là hai bạn đang chung sống với nhau như vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng“.
Theo đó, việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 14, 15 và 16
Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời kỳ hai bạn chung sống với nhau như vợ chồng, hai người có mua một căn nhà đang đứng tên chồng bạn và hai bạn đã có hai đứa con thì việc giải quyết quan hệ tài sản tức là ngôi nhà sẽ do hai bạn thoả thuận; trong trường hợp hai bạn không thoả thuận được thi do ngôi nhà đứng tên chồng nên bạn sẽ không có quyền sở hữu căn nhà đó trừ khi bạn chứng minh được công sức đóng góp của bạn vào việc ngôi nhà đó. Ngoài ra, khi giải quyết quan hệ tài sản, Toà án cũng sẽ xem xét đến việc đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và người con, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan đến việc duy trì đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập.
Đối với việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81
Căn cứ vào Điều 27, Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ, thay đổi tên. Cũng căn cứ theo Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau: “Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”
Do đó, trong trường hợp bạn có được quyền nuôi con thì bạn có quyền đổi họ cho con bạn trong trường hợp con bạn từ đủ 9 tuổi trở lên thì cần có sự đồng ý của con bạn và việc đổi họ cần thể hiện rõ trong Tờ khai.
2. Không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn em lấy chồng cách đây được 2 năm nhưng hai người không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi về sống chung bạn em bị gia đình chồng bạo hành. Người chồng còn công khai quen người khác nhưng vì lỡ có con nên bạn em đã cố gắng chịu đựng nhưng rồi cũng không chịu nổi trước những trận đòn vô cớ của gia đình chồng. Cô ấy đã quyết định ly thân.
Khi ra ngoài cả 2 bên gia đình đều chấp nhận. Khi cô ấy đẻ có liên lạc với gia đình chồng vì nghĩ là máu mủ nhưng họ đã không thèm quan tâm mặc cho bạn em sống chết. Cũng may bạn em còn có gia đình nên mẹ tròn con vuông. Giờ đây cháu đã được gần 2 tháng tuổi thì phía gia đình chồng ra gây sự muốn giành quyền nuôi con. Anh chị cho em hỏi trong trường hợp này bạn em có cách nào để cho gia đình chồng không được nhân cháu không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 14
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin em đã cung cấp, nếu bạn em gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án thì Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng. Về quyền nuôi con, cháu hiện nay chỉ gần hai tháng tuổi thì đương nhiên quyền trực tiếp nuôi dưỡng con thuộc về mẹ nếu người mẹ đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và hai bên không có thỏa thuận khác.
3. Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Anh trai tôi có một bé 1 tuổi nhưng anh và chị dâu tôi không đăng kí kết hôn vì họ sống trước với nhau, gia đình tôi cũng nhìn nhận và rước về sống. Nhưng hiện tại chị dâu tôi không muốn sống chung, bỏ đi và mang đứa bé đi không được sự đồng ý của cha mẹ tôi và cũng không phải lỗi của gia đình tôi. Gia đình tôi muốn giành quyền nuôi đứa bé vì chị dâu tôi đã có 1 đứa con riêng trước đó, điều kiện anh trai tôi tốt hơn, có công việc ổn định trong khi chị dâu tôi lại không có công việc làm. Vậy cho tôi hỏi, gia đình tôi có hi vọng nào để giành quyền nuôi cháu không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 14
Như vậy, nếu con của anh bạn dưới 3 tuổi cha mẹ không thỏa thuận được việc nuôi con thì tòa sẽ quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi. Nếu con của anh bạn hơn 3 tuổi vợ anh sẽ không đương nhiên có quyền nuôi con theo quy định trên. Theo đó, anh hoàn toàn giành được ưu thế nuôi con nếu anh chứng minh được khả năng tài chính và các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn vợ.
Vì vậy, khi khởi kiện ra tòa, muốn nhận được quyền nuôi con anh phải chuẩn bị toàn bộ những giấy tờ hợp pháp mà mình có để chứng minh tài chính, điều kiện sống và các điều kiện khác để có thể trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con tốt hơn vợ anh về mọi mặt, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho con để thuyết phục Tòa án phán xét và trao quyền nuôi con cho mình.
4. Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi vừa lấy chồng tháng 6/2014. Đến nay chúng tôi chưa đăng kí kết hôn và đã có con chung gần 2 tháng, nhưng chồng tôi thường xuyên cờ bạc, rượu chè, đánh đập, chửi mắng tôi thậm tệ từ khi còn mang thai. Tôi hiện tại mới sinh con non tháng nên chưa thể đi làm được, nhưng trong thời gian qua tôi cũng có cho thuê xe và có thu nhập ổn định 2 triệu/tháng. Còn chồng tôi anh ta không những không hề đưa tiền cho tôi chăm sóc con mà còn dọa sẽ bắt con tôi và giành quyền nuôi con. Trường hợp này nhờ luật sư tư vấn và hướng dẫn cho tôi nên làm những gì để có thể giành quyền nuôi con?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trường hợp này, Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (điều 15).
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con thì Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Tuy nhiên nếu cha hoặc mẹ thuộc một trong trường hợp sau đây thì người còn lại có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (điều 85):
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trường hợp của chị, cha đứa trẻ thường xuyên tụ tập rượu chè, cờ bạc, đánh đập, chửi bới chị, đây có thể coi là “có lối sống đồi trụy”. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án cũng có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên là trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con (điều 87).
Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, khi cha đứa trẻ bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì chị sẽ là người trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Mặt khác, cha đứa trẻ vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Chương VII Luật HN&GĐ 2014, Tòa án sẽ xem xét từng trường hợp để đưa ra mức cấp dưỡng cụ thể nếu như hai bên cha, mẹ không có thỏa thuận về mức cấp dưỡng.
5. Quyền nuôi con khi vợ chồng không có đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo Điều 9
Căn cứ theo Điều 14
– Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi:
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên cho người mẹ nuôi, điều này được áp dụng theo quy định Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không có điều kiện nuôi con thì người cha được quyền nuôi con. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi:
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn đối với con trên 36 tháng tuổi sẽ do hai bên cha mẹ thỏa thuận, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên sao cho hợp tình, hợp lý và bảo vệ được quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Nếu hai bên có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Ngoài ra, đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét thêm ý kiến của con xem con mong muốn sống với cha hay với mẹ vì vậy ý kiến của đứa trẻ sẽ là một căn cứ quan trọng để phân xử quyền nuôi con.
Như vậy, việc xác định quyền nuôi con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ nên do đó, việc xác định này cũng không bị ảnh hưởng khi cha mẹ chúng không có đăng ký kết hôn.
6. Tranh chấp giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Tôi có vấn đề như sau mong luật sư tư vấn giúp tôi ạ. Năm 2013 tôi sinh con mà tôi và chồng tôi không đăng ký kết hôn nhưng giấy khai sinh và tên vẫn được nhập vào sổ hộ khẩu của nhà chồng tôi còn tên tôi thì không được nhập vào sổ hộ khẩu. Nhưng tới năm nay 2016 thì hai vợ chồng tôi đã không còn sống chung vơi nhau nữa vậy tôi có được quyền nuôi con không? Và tôi có thể làm lại giấy khai sinh và nhập hộ khẩu vào nhà mẹ ruột của tôi được không ạ? Cám ơn luật sư mong luật sư giúp tôi tư vấn câu hỏi này.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 14, Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Vì bạn và chồng bạn chưa đăng ký kết hôn nên bạn và chồng bạn chưa phải là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật, chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Vấn đề nuôi con khi bạn và chồng không còn chung sống với nhau được thực hiện theo căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, về nguyên tắc việc nuôi con ưu tiên sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được có thể nhờ Tòa án quyết định giao con cho một trực tiếp nuôi. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét nguyện vọng của con, nếu con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó, Tòa án sẽ xem xét đến phẩm chất, đạo đức, kinh tế của vợ, chồng bạn để quyết định giao con cho người trực tiếp nuôi.
Trường hợp bạn muốn xin cấp lại giấy khai sinh thì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
Như vậy, việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. Do vậy, với trường hợp của con bạn sẽ không được đăng ký lại giấy khai sinh.
Vấn đề bạn muốn chuyển khẩu của con về hộ khẩu chung với bạn thì căn cứ Điều 20 Luật cư trú sửa đổi 2013 quy định về trường hợp thay đổi, đăng ký thường trú.
Hộ khẩu của con có thể theo bố hoặc mẹ, trường hợp bạn muốn con bạn theo hộ khẩu của bạn thì bạn cần phải thỏa thuận với chồng của bạn về vấn đề này. Nếu chồng bạn đồng ý thì bạn có thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho con về hộ khẩu của bạn.