Đang thi hành bản án cải tạo không giam giữ thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Hành vi xâm hại đến sức khỏe, gây thương tích cho người khác.
Đang thi hành bản án cải tạo không giam giữ thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Hành vi xâm hại đến sức khỏe, gây thương tích cho người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
tôi đang thi hành bản án cải tạo không giam giữ về tội Bắt, giam giữ người trái pháp luật. trong thời gian thi hành bản án, tôi lại vi phạm hành chính về hành vi xâm hại sức khỏe người khác, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tôi bị xử lý như thế nào??
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP;
2, Luật sư tư vấn:
Bạn có hành vi xâm hại đến sức khỏe, gây thương tích cho những người trong gia đình bạn. Theo đó, phụ thuộc vào kết quả điều tra bên phía lực lượng điều tra, nếu chưa đến mức cấu thành tội phạm thì phải chịu xử phạt hành chính theo quy định. Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
Như vậy, bạn có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2005.
Điều 604 Bộ Luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quy định:
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Điều 605, Bộ Luật Dân sự 2005 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Điều 609 Bộ Luật dân sự 2005 về Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, quy định:
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, người có hành vi cố ý gây thương tích, xâm hại đến sức khỏe người khác phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại dựa trên các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị… Ngoài ra, phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Việc bạn đang thi hành bản án cải tạo không giam giữ về tội bắt, giam giữ người trái pháp luật không ảnh hưởng đến việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.