Quỹ quốc phòng an ninh là một trong những quỹ được lập ra nhằm mục đích để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Vậy có bắt buộc phải đóng quỹ quốc phòng an ninh không?
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về dân quân tự vệ:
1.1. Dân quân tự vệ là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã đưa ra định nghĩa về dân quân tự vệ như sau:
“1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”
Khái quát về dân quân tự vệ:
Trên thực tế, hệ thống dân quân tự vệ sẽ phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ Tịch Nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy, hệ thông dân quân tự vệ là một lực lượng vũ trang quần chúng cùng với nhiệm vụ sản xuất, công tác, dân quân tự vệ là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm chính đó là bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.
Hiện nay, khi đất nước không còn chiến tranh, đội ngũ dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.
Như vậy, dân quân tự vệ có những vai trò rất quan trọng trong hoạt động đấu tranh và bảo vệ đất nước, cũng như đây là lực lượng có vị trí nòng cốt trong quá trình sản xuất, khắc phục các hậu quả thiên tai cũng như các sự cố nghiêm trọng khác.
1.2. Dân quân tự vệ có phải là nghĩa vụ bắt buộc không?
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì:
“Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, dân quân tự vệ là nghĩa vụ bắt buộc đối với Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
Tuy nhiên việc tuyển chọn người tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ cũng phải đáp ứng được 3 điều kiện quy định tại khoản 1 điều 10 luật Dân quân tự vệ 2019, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Công dân phải có lý lịch rõ ràng.
– Thứ hai: Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Thứ ba: Phải có đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
Đối với việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ được quy định cụ thể như sau:
– Việc tuyển chọn vào Dân quân tự vệ phải bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nơi không có đơn vị hành chính cấp xã do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trực tiếp tuyển chọn.
1.3. Đi dân quân có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi luật Dân quân tự vệ năm 2019 thì Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình nếu đã là dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ trong hệ thống quân đội.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu các cá nhân đã tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ và thường trực ít nhất 24 tháng thì được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và không phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu các chủ thể thực hiện việc tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế thì không được xem là hoàn thành nghĩa vụ quân sự và vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi có giấy gọi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
1.4. Thời gian thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ:
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 đưa ra quy định về thời gian thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ như sau:
– Pháp luật quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
– Căn cứ vào các yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ sẽ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019.
Như vậy, theo quy định của pháp luật nước ta, tùy từng vị trí nghĩa vụ dân quân tự về mà thời gian thực hiện nghĩa vụ sẽ khác nhau.
2. Có bắt buộc phải đóng quỹ quốc phòng an ninh không?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 điều 48 của Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ có nội dung cụ thể như sau:
“1. Quỹ quốc phòng – an ninh được lập ở cấp xã, do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp để hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã. Việc đóng góp, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh thực hiện theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức đóng góp quỹ quốc phòng – an ninh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế thu, quản lý và sử dụng quỹ quốc phòng – an ninh đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả, thiết thực.”
Như vậy, quỹ an ninh quốc phòng tại địa phương do ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng trình hội đồng nhân dân quyết định mức thu, quy chế thu, đối tượng thu, quẩn lý quỹ trên tinh thần tự nguyện… Theo đó, quỹ này khi được lập ở cấp xã sẽ phải tuân theo những quy định của văn bản trên. Mỗi địa phương điều có văn bản riêng khác nhau quy định về vấn đề này do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
Tuy nhiên Nghị định 58/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2016 và Chính Phủ đã thay thế Nghị định này bằng
THAM KHẢO THÊM: