Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật? Xác định thời điểm có hiệu lực, thời hạn hết hiệu lực của văn bản pháp luật?
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Thứ nhất, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Điều 151
“1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.”
Thứ hai, việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hướng dẫn tại Điều 38 Nghị định
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành:
- 2 2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực:
- 3 3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:
- 4 4. Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm:
- 5 5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
- 6 6. Xác định hiệu lực của VBQPPL căn cứ vào các yếu tố:
1. Xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành:
Ngày có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 của
2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực:
a) Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các Điều, Khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
b) Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
c) Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền công bố danh Mục các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết theo quy định tại Khoản 2 Điều này trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c Khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan đã ban hành các văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực có trách nhiệm:
a) Công bố danh Mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 của Luật trước ngày các văn bản đó hết hiệu lực;
b) Quy định việc bãi bỏ các văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực tại Điều Khoản thi hành của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy định chi tiết.
5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lập, công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp công bố danh Mục văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo quy định tại Khoản 2 Điều này do mình ban hành và do Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành trước ngày văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản để thay thế văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ quy định tại điểm b và c Khoản 2 Điều này.
6. Xác định hiệu lực của VBQPPL căn cứ vào các yếu tố:
– Ngày có hiệu lực của VBQPPL phải được quy định ngay trong văn bản.
– Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực trong dự thảo văn bản.
– VBQPPL hết hiệu lực thì văn bản QĐCT thi hành các điều, khoản, điểm được giao QĐCT thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực.
– Trường hợp VBQPPL được QĐCT hết hiệu lực một phần thì các nội dung QĐCT phần hết hiệu lực sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được QĐCT.
– Trường hợp một văn bản QĐCT nhiều VBQPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được QĐCT hết hiệu lực thì nội dung của văn bản QĐCT thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được QĐCT hết hiệu lực.
– Trường hợp không xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản QĐCT thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.