Trên thực tế hiện nay vẫn đang xuất hiện những trường hợp xâm phạm đến mồ mả. Những hành vi này gây tổn thất rất lớn đến tinh thần của thân nhân của người đã khuất. Vậy, hiện nay, pháp luật đang quy định như thế nào về vấn đề bồi thường thiệt hại trong những trường hợp xâm phạm mồ mả?
Mục lục bài viết
1. Hành vi xâm phạm mồ mả và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường:
Mồ mả có thể hiểu một cách khái quát nhất chính là nơi chôn cất, an táng của người đã chết hay di vật của họ. Hành vi xâm phạm đến mồ mả chính là việc xâm phạm đến phần mộ của người khác nhằm gây hư hỏng, hủy hoại hay chiếm đoạt tài sản trong phần mộ được chôn cất. Điều kiện làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là tổ chức, cá nhân với lỗi cố ý gây hậu quả.
Thứ hai, hành vi được thực hiện phải là hành vi xâm phạm đến mồ mả một cách trái pháp luật dẫn đến hư hỏng, hủy hoại đến mồ mả như: đập phá, khai quật, di chuyển mồ mả trái với ý muốn của thân nhân người đã chết hoặc trái với quy định của pháp luật, đổ phế thải, uế tạp ngôi mộ, san lấp, làm mất dấu tích ngôi mộ, ….
Thứ ba, có thiệt hại phát sinh do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thể hiện rõ về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu quả, cụ thể:
– Hành vi xâm phạm mồ mả dẫn đến hư hỏng, hủy hoại và phát sinh chi phí thực tế để khắc phục hậu quả và bồi thường.
– Hành vi xâm phạm mồ mả gây tổn thất về tinh thần cho thân nhân của người chết, do đó phát sinh trách nhiệm đền bù về tổn thất tinh thần.
2. Nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm mồ mả:
Theo quy định tại Điều 607
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại về tài sản: Trên cơ sở hậu quả do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra, người thực hiện hành vi phải có trách nhiệm bồi thường các chi phí để nhằm hạn chế, khắc phục thiệt hại một cách hợp lý:
– Chi phí để tính bồi thường phải dựa trên cơ sở thiệt hại phát sinh trên thực tế và quy đổi được bằng tiền.
– Một số loại chi phí phát sinh khi có hành vi xâm phạm mồ mả như vật liệu liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra, chi phí bảo quản thi thể, hài cốt,…nếu việc xâm phạm mồ mả có tác động nghiêm trọng,…
Thứ hai, trách nhiệm bù đắp về tổn thất tinh thần cho thân nhân của người chế do hành vi xâm phạm mồ mả đã gây ra:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên tự thỏa thuận tuy nhiên mức tối đã không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định
– Chủ thể được bồi thường về tổn thất tinh thần là những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết. Nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Theo quy định tại Điều 585
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
– Mức bồi thường và hình thức, phương thức bồi thường được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như bồi thường bằng tiền, hiện vật, bồi thường một hoặc nhiều lần,…trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Tính kịp thời khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thể hiện qua việc
Thứ hai, trong trường hợp người gây ra thiệt hại khi xâm phạm mồ mả gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường của mình nhưng không có lỗi hoặc do lỗi vô ý thì có thể được giảm về mức bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả có thể được thay đổi bởi
Thứ tư, nếu trong trường hợp thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm có lỗi của thân nhân người chết, hoặc do người có trách nhiệm quản lý, bảo quản mồ mả không áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại,…thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.
4. Đập phá mộ của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Thứ nhất, về hành vi vi phạm của ông A
Tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn có thể xác định hành vi của ông A được thực hiện một cách cố ý, xâm phạm trực tiếp đến mồ mả là đối tượng được pháp luật bảo vệ gây thiệt hại. Do đó, đây là hành vi vi phạm pháp luật và ông A phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật
Thứ hai, về căn cứ bồi thường thiệt hại khi ông A xâm phạm mồ mả
Tại Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:
“Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
Trong trường hợp này, ông A phải có nghĩa vụ bồi thường hai khoản chi phí sau:
– Ông A phải bồi thường cho gia đình bạn các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại bao gồm các chi phí về xây dựng lại mộ, bia mộ, bát hương đã bị vỡ.
– Bồi thường tổn thất tinh thần được thực hiện theo thứ tự của hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.