Quy định về hoạt động hàng hải? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải?
Như đa biết, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao thương, buôn bán với các quốc gia khác, bởi vì có nhận định này là vì nước ta có đường bờ biển dài 3620 km liền kề với đường hàng hải quốc tế. Chính vì có đường bờ biển dài này mà Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn trong việc hoạt động lĩnh vực hàng hải. Việc hoạt động hàng hàng của nước ta ngày càng trở nên phát triển hơn khi nhà nước ta đang hoạt động theo cơ chế mở cửa thị trường hoạt động giao thương với các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, đã thúc đẩy nền kinh tế thì trường nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Pháp luật hàng hải Việt Nam bên cạnh việc quy định về các vấn đề hoạt động của tàu thuyền đi qua vùng biển của nước ta thì cũng quy định kèm theo đó là các hành vi bị cấn trong hoạt động hàng hải. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về nội dung các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải của Việt Nam như thế nào? Hoạt động hàng hảng của nước ta ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề việc kế thừa và bổ sung các quy định liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải phù hợp hơn với thực tế ra sao.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
1. Quy định về hoạt động hàng hải
Trước khi đi vào tìm hiểu về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải mà pháp luật hiện hành nước ta có quy định thì tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến khái niệm về hàng hải là gì? Theo như tìm hiểu trong từ điển tiếng việt thì hàng hải được xác định là từ được ghép bởi nghĩa Hán Việt, nên nếu muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa và chính xác về từ này, chúng ta cần phải hiểu cũng như phân tích từng từ trước khi định nghĩa cả cụm từ hàng hải. Do đó, từ “hàng” trong hàng hải được pháp luật nước ta hiện hành quy định ở đây có nghĩa là hàng hóa, bao gồm những hàng hóa đã được pháp luật hiện hành quy định. Còn từ “hải” trong hàng hải mang ý nghĩa là hải lý, tàu đi trên biển, là biển.
Nói chung là khái niệm về hàng hải được hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc một cá nhân sử dụng những kỹ thuật điều khiển phương tiện tàu đi lại trên biển hoặc dễ hiểu hơn chính là vận tải hàng hóa theo đường biển. Từ này chính là danh từ Tiếng việt, chỉ người làm trong lĩnh vực hàng hải hay là chỉ ngành hàng hải. Trong tiếng việt hàng hải được hiểu là các công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển tàu biển và vận tải biển. Ngoài ra, nó còn có phạm vi rộng hơn là các công việc đa dạng khác nhau.
Không những thế mà hàng hải còn được biết đến là một trong những mà được rất nhiều quốc gia có biển và không có biển nhưng đi qua quan tâm và chú ý đến rất nhiều. Hoạt động hàng hải là việc mà một tàu thuyền nước ngoài thực hiện vận chuyển hàng hóa để kinh doanh, trao đổi mua bán đi qua vùng biển của một quốc gia việc đi qua này được pháp luật hàng hải việt nam quy định và đồng thời cũng được quy định tại Công ước Luật Biển cũng quy định về việc đi qua của các tàu thuyền này phải không phương hại đến nước có biển. Ngoài ra, tất cả những hoạt động trao đổi, mua bán, xuất hàng, vận chuyển … liên quan trên khu vực biển cả thì đều thuộc ngành hàng hải.
Theo cách hiểu thông thường trong dân gian thì khi nhắc đến lĩnh vực về hàng hải người dân sẽ chỉ nghĩ đến đó là đi biển hay đó là những suy nghĩ liên quan đến mặt nước và nghề đi tài. Tuy nhiên, theo cách lí giải dưới góc độ khoa học pháp lý thì hàng hải được hiểu theo nghĩa rất rộng, đó là tất cả các ngành gồm công việc như: Bảo đảm hàng hải, đóng tàu, các hoạt động phụ trợ như đại lý môi giới, hoa tiêu, các công việc về ngành vận tải biển khai thác cảng.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
Trên cơ sở quy định tại
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
13. Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải“.
Hàng hải là một trong những nội dung của pháp luật được rất nhiều các quốc gia có biển quan tam và trú trọng đến. Bởi vì đối với một quốc gia có biển thì việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về các hoạt động của hàng hàng đối với quốc gia đó và các quốc gia khác trên thế giới. chính vì vậy mà sau thời gian triển khai thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, nhiều quy định mới được ban hành. Trong đó thì không thể không nhắc đến các quy định về những hành vi bị cấm trong việc hoạt động của lĩnh vực hàng hàng như tác giả đã nêu ra ở trên.
Do đó, các điều ước quốc tế được Việt Nam ký kết, gia nhập và thực tế hoạt động hàng hải có những thay đổi đòi hỏi Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 phải được sửa đổi, bổ sung và được quy định thành Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 cho phù hợp với quy định hiện hành cũng như thực tế hoạt động hàng hải, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Bên cạnh đó, thì có các quy định về những hành vi bị cấm mà các quốc gia, chủ thể khi đi qua và hoạt động hàng hải trên vùng biển của Việt Nam tuyệt đối không được làm vì sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như: ô nhiễm môi trường, mất trật tự công cộng, gây ảnh hưởng đến quyền chủ quyền của quốc gia ven biển,….
Bên cạnh các quy định về chính sách phát triển hàng hải, tàu biển, thuyền viên, cảng biển, vận tải biển và dịch vụ thương mại, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường cũng như việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và bảo hiểm hàng hải, thì việc quy định về những hành vi bị cấm trong quá trình hoạt động hàng hải đã được quy định tại
– Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
– Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
– Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
– Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
Việc quy định những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động hàng hải được tiến hành thuận lợi, là cơ sở cho việc giải quyết các hành vi làm phương hại đến hoạt động hàng hải và môi trường biển….. Theo đó, các tổ chức cá nhân có những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.