Luật sư tư vấn trường hợp rút tên trong danh sách ứng cử. Quy định về Hội nghị hiệp thương lần thứ hai.
Luật sư tư vấn trường hợp rút tên trong danh sách ứng cử. Quy định về Hội nghị hiệp thương lần thứ hai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi một vấn đề sau: Tại một đơn vị bầu cử, sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai có 5 ứng viên tham gia ứng cử nhưng số đại biểu được bầu là 2. Vậy làm thế nào để rút? Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Bầu cử đại biểu quốc hội Đại biểu hội đồng nhân dân 2015;
– Nghị quyết liên tịch số
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 7 Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội Đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình; Thường trực hội đồng nhân dân các cấp chỉ giới thiệu cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu được bầu vào Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn việc giới thiệu cho đủ số người ứng cử sẽ do Mặt trận hiệp thương giới thiệu.
Điều 57, Điều 58 Luật Bầu cử Đại biểu quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định số người trong danh sách ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
Đối với bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, theo khoản 3 Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu quốc hôi và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 thì
“Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người; nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng.”
Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu quốc hôi và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 thì sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải tổ chức hội nghị cử tri đối với người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với đại biểu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân qua tổng đài: 1900.6568
Sau hội nghị cử tri, theo Điều 46, Điều 55 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và Đại biểu hội đồng nhân dân 2015 và Điều 22 Nghị quyết liên tịch số
Đối với việc xem xét, trả lời xác minh, nếu có người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân mà bị khởi tố bị can, bị bắt, giữ vì phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo về người ứng cử và có cơ sở kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội) hoặc Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân) quyết định xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử trước ngày bầu cử và thông báo cho cử tri biết.
Như vậy, Việc xóa tên người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân sẽ được thực hiện theo quy định trên và theo Điều 24 Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN thì chậm nhất là ngày 28 tháng 3 năm 2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; theo quy định tại Điều 47 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Văn bản điều chỉnh được gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương để làm cơ sở cho việc hiệp thương lần thứ ba.