Biện pháp bảo đảm thi hành án. Tẩu tán tài sản khi có quyết định của tòa án.
Biện pháp bảo đảm thi hành án. Tẩu tán tài sản khi có quyết định của tòa án.
Tóm tắt câu hỏi:
tôi có cho người hàng xóm sát nhà mượn số tiền 14 triệu có giấy tờ và người làm chứng. Nhưng đến hạn không trả tôi đã nhờ chính quyền các cấp giải hòa cuối cùng đã có quyết định của tòa buộc Đ/S phải trả. Đang trong quá trình thi hành án thì Đ/S bán nhà và đi nơi khác sinh sống ( tôi có liên hệ THA được biết thi hành án không được vì nhà đất không chủ quyền hợp pháp). Tôi phải làm gì có áp dụng điều 140 Bộ luật hình sự được không , Nếu được tôi phải làm gì xin cơ quan công ty luật hỗ trợ giúp tôi trân trọng cảm ơn quí vị nhiều?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự;
– Thông tư liên tịch số
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2004;
– Bộ luật dân sự 2005;
– Nghị định
– Bộ luật hình sự sửa đồi bổ dung năm 2009.
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và Điều 69 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự như sau:
“Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án
1. Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự.
2. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
3. Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
a) Phong toả tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản".
"Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
1. Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
2. Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
3. Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản.
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Mặt khác khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/72010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự quy định:
“1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.
Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Toà án theo khoản 4 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự 2008 được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật, trường hợp có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án chỉ xử lý tài sản khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, giao dịch mua bán nhà đất của người hàng xóm sẽ bị tạm dừng và tiến hành kê biên tài sản, ngôi nhà và mảnh đất đó sẽ nằm trong số tài sản bị kê biên. Nếu người hàng xóm không có tiền hay tài sản nào khác để thi hành án thì nhà và đất sẽ được dùng làm tài sản thi hành án. Tuy nhiên, tài sản này có thể đã bị bán lại cho bên thứ ba nhằm mục đích tẩu tán. Do đó bạn có thể sẽ tiến hành khởi kiện dân sự bạn để “truy thu” (lấy lại) tài sản. Bạn nộp đơn khởi kiện bạn ra tòa dân sự, yêu cầu tòa án tuyên hủy hợp đồng mua bán tài sản giữa hàng xóm và bên thứ ba. Lý do đề nghỉ hủy : Đây là hợp đồng có nội dung trái pháp luật, nhằm mục đích tẩu tán tài sản, né tránh trách nhiệm thi hành án. Cụ thể là nội dung của hợp đồng vi phạm vào điều cấm là “làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức khác” – theo qui định tại Bộ luật dân sự 2005.
Nếu hợp đồng chuyển giao tài sản (hợp đồng mua bán nhà) nói trên bị tòa tuyên hủy, thì theo qui định của pháp luật, tài sản sẽ được “khôi phục lại tình trạng ban đầu”. Khi đó, cơ quan thi hành án có thể kê biên, bán đấu giá tài sản.
Thứ hai, Hành vi của người hàng xóm có thể bị xử phạt theo khoản 5 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.”
Như vậy, người hàng xóm đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng bởi có hành vi nêu trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thi hành án dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, hành vi của người hàng xóm có thể bị xử phạt theo khoản 5 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.”
Như vậy, người hàng xóm đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng bởi có hành vi nêu trên.
Thứ ba, khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đồi bổ dung năm 2009 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Theo đó, hành vi để cấu thành tội này bao gồm các giai đoạn:
+) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác
+) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.
Như vậy, trường hợp của người hàng xóm chưa đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu có tình tiết phát sinh thỏa mãn điều kiện trên thì bạn có thể nộp đơn tố giác hoặc đến trực tiếp để tố giác tại Cơ quan điều tra, Viện kiếm sát, Tòa án hoặc cơ quan tổ chức huyện để tố giác, khi đi mang theo các giấy tờ nhận tiền và giấy tờ liên quan đến việc thi hành án và mục đích bỏ trốn của người hàng xóm.