Trang phục khi đi kiểm tra cư trú đối với cán bộ công an xã. Quy định về thủ tục công an xã/phường kiểm tra cư trú.
Trang phục khi đi kiểm tra cư trú đối với cán bộ công an xã. Quy định về thủ tục công an xã/phường kiểm tra cư trú.
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 27/4, vào khoảng 22h15p em đi làm về, vừa về đến phòng trọ nơi em trọ thì thấy nhiều đồng chí công an đứng ở xóm trọ em. Em cũng không biết có việc gì. Em vừa mở cửa phòng mình ra thì có 1 anh thanh niên mặc đồng phục công an nhưng chân đi dép mũ không đội thẻ ngành không đeo vào hỏi em: hỏi " em đã đăng ký tạm trú tạm vắng chưa?" thì em cũng trả lời em đã đăng ký rồi. Xong anh ấy lại yêu cầu em xuất trình chứng minh thư, sau đó em mới thấy lạ. Em mới hỏi lại "anh là ai chức vụ gì mà yêu cầu em xuất trình CMT" anh ấy trả lời: Tôi tên Huy là Phó công an xã. Xong em hỏi anh lấy gì để chứng minh. Anh có thể cho em xem thẻ ngành không? Rồi anh ấy loay hoay lấy điện thoại chạy ra ngoài kia gọi ai đó. Lát sau có 1 người mặc quân phục công an tên … chức vụ Đại úy vào xừng sổ đòi em xuất trình CMT với giọng "CMT của mày đâu" em thấy sợ nên đưa cho người đó kiểm tra, sau đó người đó nổi giận bảo anh Huy và một số người khác lôi em lên xã để xử lý. Em có hỏi lại em bị sao mà các anh bắt, người đó nổi nóng "mày cứ lên đấy cho mày mang theo máy quay chụp ảnh lên đó tao giải thích" em không biết gì nên đi theo. Lên tới đó chờ họ đến hơn 11h đêm họ nói là em không có quyền kiểm tra hay hỏi họ giấy tờ thẻ ngành gì gì đó, họ bảo là họ đi thực hiện kế hoạch của trưởng công an phường kiểm tra tạm trú tạm vắng của khu trọ. Họ đã thông qua cô chủ xóm trọ và không cần cho em biết. Xin hỏi luật sư là em làm sai gì mà họ bắt em lên và cảnh cáo em?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999;
– Thông tư
– Nghị định 208/2013/NĐ-CP;
– Thông tư
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 26 Thông tư
– Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
– Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
– Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
– Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 208/2013/NĐ-CP và Thông tư
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, với yêu cầu của bạn là xuất trình thẻ ngành đối với chiến sỹ công an đi kiểm tra cư trú là đúng theo quy định. Việc chiến sỹ công an không đội mũ, đi giày, thẻ ngành,… là không tuân thủ về việc sử dụng đúng trang phục khi thi hành công vụ.
Mặt khác, Khoản 2 Điều 9
"2- Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và công an xã trong khi làm nhiệm vụ được quyền kiểm tra, kiểm soát Chứng minh nhân dân của công dân tại nơi công cộng hoặc phạm vi địa bàn quản lý."
Như vậy cán bộ công an xã có quyền yêu cầu kiểm tra chứng minh thư của bạn. Công an xã có quyền mời bạn lên để giải quyết tuy nhiên nếu có hành vi bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật, không thực hiện theo đúng trình tự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 1999:
"1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."