Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm. Bị người khác xúc phạm danh dự và nhân phẩm có thể làm đơn tố cáo được không?
Tố cáo hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm. Bị người khác xúc phạm danh dự và nhân phẩm có thể làm đơn tố cáo được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Em và người em của em bây giờ đang yêu nhau nhưng trước khi yêu em người ta có sống thử với một người nhưng do không hợp đã chia tay rồi sau đó quen em. Thời gian gần đây người yêu cũ của người yêu em biết anh ấy với em yêu nhau nên đã tự nhận mình là vợ của người yêu em và lên mạng xã hội để tung tin và sỉ vả nói em là người đi cướp chồng của người khác, đã thế còn nhắn tin đe doạ kêu em là chị ấy sống không được thì cũng sẽ không tha và để yên cho em. Vậy giờ em có thể viết đơn tố cáo hành vi xúc phạm nhân phẩm và danh dự của người khác trong trường hợp này không ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp 2013;
– Luật tố cáo 2011.
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn gái cũ của người yêu bạn đã có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn. Hành vi này đã vi phạm quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Luật tố cáo 2011 ghi nhận bạn có quyền tố cáo trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của người khác
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Các quyền và nghĩa vụ của bạn khi thực hiện tố cáo được quy định tại Điều 9 Luật tố cáo 2011 như sau:
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật tố cáo qua tổng đài: 1900.6568
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể viết đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cô gái kia.