Có được xây rào quanh đất trồng lúa. Sử dụng đất nông nghiệp, có được đắp bờ ruộng phần đất trồng lúa.
Có được xây rào quanh đất trồng lúa. Sử dụng đất nông nghiệp, có được đắp bờ ruộng phần đất trồng lúa.
Tóm tắt câu hỏi:
Đất nhà em trước kia trồng lúa, nhưng giờ chuyển qua trồng thanh long. Thanh long đang mùa ra quả nhưng toàn bị con gà, con bò vào phá, những trái đó bị hư nên không bán được… Còn bờ ruộng người ta đi lại nhiều với gần sông nữa nên nó sập xuống lồi lõm… Nên xót ruột lắm. Nhà em thuê xe đến mốc sửa lại bờ ruộng nhưng hộ gia đình gần đó gây khó dễ, không cho xe mốc. Sau đó nhà em tự thuê người đắp bờ và mua rào B40 về rào lại nhưng chính quyền địa phương cản trở, không cho rào… Mong quý luật sư tư vấn giúp em ạ.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
– Nghị định 102/2014/NĐ – CP;
– Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Căn cứ vào Điều 5
“Điều 4. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);
c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa…”.
Như vậy, muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây thanh long thì bạn phải đáp ứng các điều kiện như không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lùa trở lại và việc chuyển đổi đó phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để được chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì bạn phải có nghĩa vụ:
+ Đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
+ Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
Thứ hai: Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào Điều 625 Bộ luật dân sự 2005 quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
“ Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;
4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”.
Như vậy, khi mảnh đất trồng thanh long của bạn đang mùa ra quả nhưng bị gà, bò vào phá dẫn đến những trái thanh long đó bị hỏng, không bán được thì vấn đề bồi thường ở đây đặt ra đối với ai còn tùy thuộc vào lỗi của bạn và chủ sở hữu súc vật, cụ thể là:
Nếu việc để bò, gà vào mảnh đất trồng thanh long và làm hỏng trái thanh long hoàn toàn không có lỗi của bạn trong việc làm cho bò, gà vào mảnh đất để gây thiệt hại cho mình như bạn đã chặn hay xây các cột mốc, hàng chu đáo để ngăn không cho gà với bò vào phá rồi nhưng gà, bò vẫn vào phá gây thiệt hại thì người chịu trách nhiệm bồi thường ở đây là chủ sở hữu của đàn bò, gà.
Nếu việc để cho đàn bò, gà vào mảnh đất nhà bạn gây thiệt hại là do lỗi của bạn và cả chủ sở hữu của đàn bò, gà như do bạn không xây dựng hàng rào chắc chắn khiến gà, bò có thể dễ dàng vào mảnh đất của bạn để gây hại và người nuôi bò, gà không quản lý được, để chúng chạy rông vào nhà bạn gây thiệt hại thì trong trường hợp này cả hai người sẽ có nghĩa vụ liên đới với nhau để bồi thường thiệt hại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: Về quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản.
Như vậy, bạn chỉ được quyền sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mà không được tự ý sử dụng phần đất là ranh giới giữa hai bất động sản liền kề cụ thể là bạn chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình còn đối với việc xây dựng cột mốc, hàng rào trên bờ ruộng là ranh giới giữa hai bất động sản thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng mảnh ruộng liền kề. Nếu không thỏa thuận mà bạn tự ý xây hàng rào và chủ sở hữu mảnh ruộng liền kề không đồng ý vì lý do chính đáng thì bạn phải có nghĩa vụ dỡ bỏ hàng dào đã xây dựng. Nếu làm thay đổi mục đích, không thông báo, tạo tường rào bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ – CP.