Khởi kiện hàng xóm vì không cho đi qua. Quyền đi qua bất động sản liền kề trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình ông A và gia đình ông B là hàng xóm thân thiết của nhau. Do lối đi từ nhà ông B ra đường công cộng lầy lội, không thuận tiện cho các sinh hoạt thường ngày nên ông B đã xin phép và được ông A cho đi tắt qua vườn đê ra đường công cộng. Sau 10 năm, lối đi đó đã trở thành lối đi quen thuộc đối với nhà ông B. Năm 2014 gia đình ông B bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà ông C. Sau một thời gian sinh sống gia đình ông C có mâu thuẫn với già đình ông A nên gia đình ông A đã bịt lối đi mà trước đây gia đình ông B đi nhờ qua vườn mình. Ông C cho rằng gia đình ông A vô lý và xâm phạm đến quyền lợi riêng của nhà mình, nên đã khởi kiện ra
1. Xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp trong tình huống?
2. Gia đình ông A có quyền bịt lối đi đó không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
1. Xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp trong tình huống?
Điều 274 “
Điều 274. Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.
Như vậy, việc sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, trong đó có quyền đi qua bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận của hai bên (chủ sở hữu bất động sản và người muốn được sử dụng) hoặc theo quy định của pháp luât (trong trường hợp pháp luật có quy định).
Khoản 1 Điều 275 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Theo quy định trên, nếu chủ sở hữu bất động sản không có lối đi ra thì có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu liền kề khác dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng.
Trong tình huống mà bạn đưa ra, gia đình ông B có lối đi ra đường công cộng nhưng lối đi này lầy lội nên ông B và ông A đã thỏa thuận ông A dành cho ông B một lối đi qua đất nhà ông A. Như vậy, ông B có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (quyền đi qua bất động sản) dựa trên sự thỏa thuận giữa ông B và ông A. Theo khoản 2 Điều 274 “Bộ luật dân sự 2015”, khi ông B chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho ông C, ông C cũng được hưởng quyền đi qua đất của ông A.
>>> Luật sư
2. Gia đình ông A có quyền bịt lối đi đó không?
Theo quy định tại Điều 279 “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 279. Chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một;
2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Vì lối đi này được mở ra vì mục đích đảm bảo các nhu cầu thiết yếu một cách hợp lý nên nó chỉ bị bịt lại khi thuộc một trong hai trường hợp trên. Vậy nên ông A không có quyền bịt lối đi đó khi không có thỏa thuận gì với ông C, đặc biệt vấn đề phát sinh từ mâu thuẫn cá nhân lại càng không được phép.