Vi phạm pháp luật là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các văn bản pháp luật và đời sống xã hội. Vậy hành vi vi phạm pháp luật là gì? Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi vi phạm pháp luật là gì?
- 2 2. Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật:
- 3 3. Làm giả thẻ sinh viên có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
- 4 4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật lên Facebook có đúng không?
- 5 5. Người bị động kinh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
1. Hành vi vi phạm pháp luật là gì?
Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Áp dụng pháp luật khi có hành vi vi phạm pháp luật:
Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người,
+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật
+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể
+ Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ,
Không có vi phạm pháp luật thì có trách nhiệm pháp lý không thưa luật sư?
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Xác định khi nào phải chịu trách nhiệm pháp lý phải có dấu hiệu vi phạm, xác định được dấu hiệu vi phạm để áp dụng pháp luật tương ứng. Theo đó:
+ Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác do pháp luật quy định.
Trường hợp cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên?
Theo quy định của
“Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.”
Theo đó, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường đối với người chưa thành niên được xác định theo quy định tại Điều 606
“Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
+ Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người đại diện theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên, vì chưa đủ năng lực pháp luật quy định trong quan hệ bồi thường nên khi gây ra thiệt hại nếu không có tài sản để bồi thường thì bố mẹ sẽ phải bồi thường phần thiệt hại đó.
3. Làm giả thẻ sinh viên có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay em thấy rất nhiều bạn sinh viên làm giả thẻ sinh viên khác để đi thế chấp, cầm đồ, lấy tiền tiêu xài. Vậy hành vi này có bị coi là vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời câu hỏi:
Điều 341 Bộ luật hình sự quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Theo quy định này, việc một số bạn sinh viên làm giả thẻ sinh viên để đi vay tiền thì đây là việc làm vi phạm pháp luật.
Một người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức khi hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Với quy định đó của pháp luật thì chỉ dừng lại ở mục đích của hành vi là che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân mà chưa thể hiện là việc che dấu đó để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hay thực hiện hành vi mà pháp luật không cấm hoặc có lợi cho xã hội. Do đó, chỉ cần một người có hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và mục đích là để che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc các bạn sinh viên làm giả thẻ sinh viên của trường để nhằm mục đích che dấu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đã vi phạm quy định làm giả giấy tờ tại Điều 341 Bộ luật hình sự. Tùy vào mức độ và hành vi sẽ có các mức hình phạt khác nhau nếu cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ yếu tố cấu hành tội phạm. Một điểm chỉ cần lưu ý nữa đó là không chỉ có người làm giả thẻ sinh viên mà cả người sử dụng thẻ sinh viên giả để thực hiện hành vi trái pháp luật cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật lên Facebook có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi
Kính thưa quý luật sư, Ngày 06.02.2015, tôi đã gửi đến ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân X đơn tố cáo những sai phạm nghiêm trọng về tài chính, làm tiền trắng trợn của một người. Đơn này được ông Phó Chủ tịch UBNDTP đã giao cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giải quyết và đã bị từ chối thụ lý với lý do do “Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật”. Ngày 04.05. 2015, tôi gửi đơn tiếp tục tố cáo.
Vì có bài báo mạng đưa tin không đúng sự thật và được nhiều trang Facebook trích lại, nên tôi muốn đăng đơn tố cáo này lên Facebook thì có vi phạm pháp luật không? Rất mong được quý luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
“Điều 22. Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Như vậy, hình thức anh đăng tải đơn tố cáo lên mạng Facebook là không đúng về mặt hình thức tố cáo. Việc bạn muốn tố cáo hành vi vi phạm hành chính bạn cần phải có đầy đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm này thì cơ quan có thẩm quyền mới tiến hành giải quyết giúp bạn.
5. Người bị động kinh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Một người bị bệnh động kinh cố ý gây thương tích và sát hại bằng việc đổ thuốc diệt cỏ vào bồn chứa nước sinh hoạt. Không những vậy còn đe dọa, uy hiếp…như vậy người đó sẽ bị phạt như thế nào? Chúng tôi phải đến đâu để được giải quyết vụ việc này?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự
Căn cứ vào quy định này đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trước khi bị kết án sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 43 và Điều 44 Bộ luật hình sự bắt buộc chữa bệnh và thời gian bắt buộc chữa bệnh
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có nêu người bị bệnh động kinh cố ý gây thương tích và sát hại bằng việc đổ thuốc diệt cỏ vào bồn chứa nước sinh hoạt, đe dọa, uy hiếp… Người này bị động kinh nhưng nếu thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn bệnh động kinh theo khoa học thì chỉ khi nào lên cơn thì mới không ý thức được hành vi của mình.
Nếu như người này thực hiện phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm một trong các tội sau:
– Tại Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
– Tại Điều 123 Bộ luật hình sự quy định về tội giết người
– Tại Điều 133 Bộ luật hình sự quy định về tội đe dọa giết người như sau:
Như vậy, nếu như trường hợp bạn có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện giết người thì bạn làm đơn tố cáo trình báo đến
Tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về tố giác tội phạm như sau:
“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”.
Căn cứ vào quy định này thì nếu phát hiện ra người nào đó có hành vi phạm tội thì người phát hiện có quyền tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,