Chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên trên đăng ký xe máy. Chưa đủ 18 tuổi mà mua xe cũ 100c có quyền đứng tên không?
Pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể đối với các phương tiện khi tham gia giao thông phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ xe như Giấy đăng ký xe ô tô hoặc xe gắn máy, giấy phép lái xe, bảo hiểm xe, đối với ô tô cần thêm một số loại giấy tờ khác. Các giấy tờ xe phải là giấy tờ đúng với quy định pháp luật chứng minh người tham gia giao thông là chủ sở hữu xe hoặc là phương tiện giao thông đúng với quy định, và người tham gia giao thông phải đáp ứng về độ tuổi và sức khỏe.
Luật sư
1. Quy định về người đứng tên đăng ký xe máy?
Theo Điều 7
– Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong
– Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).
Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.
– Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.
Có thể thấy, quy định trên không giới hạn cụ thể độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe khi làm hồ sơ đăng ký xe.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 54
Mặc dù Luật Giao thông đường bộ cũng như văn bản hướng dẫn đều không quy định cụ thể độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng không phải ai cũng có thể đứng tên trên loại giấy tờ này bởi theo khoản 3 Điều 6
“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.”
Theo đó, người thực hiện thủ tục đăng ký xe phải là người mua, được điều chuyển, cho, tặng xe. Như vậy, người đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe phải có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
Về giao dịch dân sự thì được xác lập đối với người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký
Trong khi đó, ô tô, xe máy được xác định là động sản phải đăng ký nên người dưới 18 tuổi không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến ô tô, xe máy mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Trong khí đó Điều 20 và Điều 21 BLDS năm 2015 quy định điều kiện về độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự như sau:
Điều 60
– Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
– Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Như vậy, trong trường hợp bạn đã dưới 18 tuổi nhưng đã trên 15 tuổi thì có quyền tự mình xác lập tài sản riêng.
Pháp luật chỉ quy định cấm người dưới 18 tuổi được tham gia điều khiển xe máy có dung tích từ 100cc, không có quy định cấm người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyền sở hữu, đứng tên xe. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn vẫn được quyền đứng tên trên đăng ký xe theo quy định. Đến khi đủ 18 tuổi thì bạn được điều khiển xe khi tham gia giao thông.
Còn đối với xác lập giao dịch đứng tên giấy đăng ký xe thì pháp luật lại quy định người từ 06 – dưới 18 tuổi có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe với điều kiện khi tham gia mua bán, tặng cho, thừa kế ô tô, xe máy được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe đối với trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh:
Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe:
– Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì thu lại biển số cũ để đổi sang biển 5 số theo quy định).
– Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe trả kết quả.
Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai cho người đứng tên trong đăng ký thì cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe đối với trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác:
Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đúng thủ tục quy định và giải quyết như sau:
– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe.
– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định thì viết giấy hẹn và thực hiện các thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe. Giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe.
Sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai cho người đứng tên trong đăng ký thì cơ quan đăng ký xe giải quyết sang tên, di chuyển xe theo quy định, ghi kết quả xác minh và ký xác nhận vào giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe đối với trường hợp đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến
Cơ quan đăng ký xe (nơi người đang sử dụng xe đăng ký thường trú) tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đủ thủ tục quy định, kiểm tra thực tế xe phù hợp với hồ sơ sang tên, di chuyển xe thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải hoàn thành việc cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.
Pháp luật hiện nay không có quy định nào xử phạt hành vi làm mất giấy hẹn lấy đăng ký xe hay không lấy đăng ký xe đúng thời hạn nên bạn không bị xử phạt về hành vi này. Tuy nhiên việc bạn làm mất giấy hẹn lấy đăng ký xe và hiện tại vẫn chưa lấy đăng ký xe thì khi tham gia giao thông nếu bị kiểm tra bạn sẽ bị xử phạt về hành vi không có đăng ký xe theo quy định của
– Xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
+ Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định;
+ Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
– Xe mô tô:
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Dựa vào nội dung chúng tôi đã nêu trên thì sau khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký xe tại cơ quan công an. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe viết giấy hẹn cho người sử dụng xe. Giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe giải quyết thủ tục đăng ký xe. Theo đó, khi bạn mang theo giấy hẹn này tham gia giao thông thì không bị xử phạt hành chính về hành vi không có hoặc không mang đăng ký xe nhưng khi bạn bị công an giao thông kiểm tra hành chính mà thiếu đăng ký sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo đó, đối với xe ô tô tham gia giao thông thì nếu bị công an giao thông ra hiệu lệnh kiểm tra hành chính mà không có đủ các loại giấy tờ xe như đăng ký xe thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tương tự như vậy, đối với phương tiện giao thông là xe máy khi bị kiểm tra hành chính mà không có đăng ký xe máy thì bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Như vậy để tránh bị xử phạt về hành vi không có đăng ký xe, bạn nên tới cơ quan công an để lấy đăng ký xe. Tuy nhiên vì bạn dã làm mất giấy hẹn lấy đăng ký xe nên bạn cần phải làm đơn trình báo mất giấy hẹn xin xác nhận của công an cấp xã nơi mất giấy. Sau đó, bạn mang đơn trình báo mất này cùng chứng minh nhân dân tới cơ quan nơi tước đây thực hiện thủ tục đăng ký xe để được lấy đăng ký xe.