Một số quy định về sổ hộ khẩu? Thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh? Một số quy định về nhập khẩu cho con mới sinh?
Hiện nay, có rất nhiều gia đình vì bận công việc hoặc các lý do khác nhau mà làm lỡ mất thời gian nhập khẩu cho con, từ đó đã dẫn đến việc nhập khẩu muộn. Việc nhập khẩu muộn tuy không gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Chính bởi vì vậy mà các gia đình cần chú ý sắp xếp công việc để nhập khẩu cho con theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thực tiễn, việc nhập hộ khẩu cho con là cơ sở quan trọng nhằm mục đích để xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý hộ tịch cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của đứa trẻ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bậc phụ huynh đã không hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này nên thường đăng ký quá hạn, dẫn đến việc đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, không được hưởng các chế độ an sinh xã hội. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về nhập khẩu cho con và mức phạt khi nhập khẩu trễ chi tiết nhất.
Luật sư
1. Một số quy định về sổ hộ khẩu:
1.1. Sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy, từ quy định nêu trên ta có thể thấy, sổ hộ khẩu là một hình thức được Nhà nước sử dụng để thực hiện việc quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân.
Không những thế, sổ hộ khẩu còn là công cụ quan trọng và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới các cá nhân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu:
Thông qua khái niệm về sổ hộ khẩu ta nhận thấy đây là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
Thông thường trong Sổ hộ khẩu sẽ có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ,… Theo đó, sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp cụ thể, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng quan trọng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Không những thế, sổ hộ khẩu còn được coi là một loại giấy tờ quan trọng để các chủ thể thực hiện các giao dịch dân sự. Cụ thể như để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc,… cũng đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
2. Thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh:
Như đã phân tích ở trên thì sổ hộ khẩu là một trong những hình thức được Nhà nước sử dụng để quản lý dân cư và thường quản lý theo từng hộ gia đình. Hiện nay, khi gia đình có thêm thành viên mới thì ngoài việc phải làm thủ tục khai sinh thì phải làm thêm thủ tục nhập khẩu cho con. Nhập khẩu cho con được hiểu là việc bố mẹ đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký thường trú cho con, đồng thời cập nhật thông tin của con vào sổ hộ khẩu của gia đình.
Quy trình về thủ tục nhập hộ khẩu cho con nhanh chóng được thực hiện cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những loại giấy tờ, tài liệu như sau:
– 1 tờ bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do Uỷ ban nhân dân phường, xã cấp) và 1 bản photo.
– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).
– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ sẽ nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu có cùng hộ khẩu thường trú) và sau đó sẽ được thực hiện theo trình tự cụ thể như sau:
– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) để đảm bảo hồ sơ hợp lệ.
– Cán bộ đưa giấy hẹn cho người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.
Cũng cần phải chú ý những thông tin ghi nhận trong hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh những rắc rối về sau đứa trẻ. Để đảm bảo quyền cũng như lợi ích của trẻ tốt nhất là sau khi bé chào đời nên đi đăng kí nhập khẩu và khai sinh sớm cho bé để trẻ được hưởng những quyền lợi công dân về y tế và sức khỏe.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền trả lại sổ hộ khẩu:
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ ,
Thẩm quyền giải quyết đối với việc nhập khẩu cho trẻ thuộc công an xã, thị trấn thuộc huyện (hoặc công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi vợ chồng đang cư trú nếu vợ chồng có cùng một sổ hộ khẩu. Công an xã, thị trấn thuộc huyện (hoặc công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi vợ hoặc chồng đang cư trú nếu vợ chồng có 2 sổ hộ khẩu khác nhau.
3. Một số quy định về nhập khẩu cho con mới sinh:
3.1. Nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bố hay của mẹ:
Theo Điều 12 Luật cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2020 trong trường hợp con mới sinh pháp luật hiện hành không đưa ra quy định bắt buộc con phải có hộ khẩu theo cha hay theo mẹ, các chủ thể hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh cho con tại nơi vợ hoặc chồng đang cư trú và nhập khẩu cho con vào nơi đó theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
3.2. Mức nộp phạt đối với việc nhập khẩu muộn cho con:
Theo Điều 15
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ cần phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Đối với trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Công chức tư pháp – hộ tịch phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong đúng thời hạn mà pháp luật quy định. Đối với các trường hợp cần thiết thì có thể thực hiện đăng ký khai sinh lưu động cho trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo trình tự do pháp luật quy định.
Như vậy theo quy định tại Điều 15
Khi nhập hộ khẩu cho con trễ hẹn sẽ bị phạt, mức phạt quy định tại Khoản 1 Điều 8
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng hình phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, cụ thể trong trường hợp này là hành vi nhập hộ khẩu cho con trễ hẹn.