Công ty không đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động. Truy thu thời gian không đóng bảo hiểm cho người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện tại em đang công tác tại công ty thiết kế xây dựng Cần Thơ, em đã làm việc được 5 năm rồi, tháng nào công ty cũng trừ các loại bảo hiểm ( y tế, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp), nhưng nữa năm nay em phát hiện công ty không đăng ký mua bảo hiểm cho em, em có hỏi thì sếp nói để mua lại, nhưng sếp nói với kế toán là khỏi mua luôn. Vậy Luật Sư cho em hỏi trong trường hợp này nếu em đi kiện em có thể lấy lại số tiền em đã đóng không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 thì những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là:
Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như thế, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện đến Tòa án về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình.
Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp tối ưu trong trường hợp này. Bạn có thể yêu cầu bên chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm đầy đủ cho bạn, nếu công ty không thực hiện bạn có thể khiếu nại lên Thanh tra lao động – Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện. Việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 2, 3, 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP;
– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trong trường hợp này, công ty của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, bị truy thu lại số tiền bảo hiểm chưa đóng và số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng. Như thế, bạn vẫn sẽ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội từ thời điểm bạn ký kết hợp đồng với công ty.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội
- 2 2. Trách nhiệm doanh nghiệp đối với người lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội
- 3 3. Công ty không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội
- 4 4. Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội có vi phạm?
- 5 5. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội vì lý do người lao động có thai
1. Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, em là người lao động ký
Luật sư tư vấn:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu 3 năm công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là công ty đã vi phạm quy định của pháp luật. Thời điểm cách đây 3 năm sẽ áp dụng theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”, hiện tại áp dụng các quy định về bảo hiểm xã hội theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 (hiệu lực 01/01/2016). Theo đó, đối với lao động ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho lao động đó, nếu có thỏa thuận, không đóng bảo hiểm cho người lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 95/2013/NĐ – CP và Nghị định số 88/2015/NĐ – CP theo đó, mức phạt áp dụng:
19. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 nhưsau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Nếu bạn thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không đóng bảo hiểm bạn sẽ bị xử phạt, tuy nhiên nếu bạn không biết và bên công ty cố tình không đóng bảo hiểm cho bạn thì công ty sẽ bị xử phạt và buộc phải truy thu số tiền chưa đóng như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
2. Trách nhiệm doanh nghiệp đối với người lao động khi không đóng bảo hiểm xã hội
Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
+ Đóng bảo hiểm xã hội theo và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã vi phạm quy định về bảo hiểm đối với trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp không đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm.
– Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Như thế, trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng tiền bảo hiểm cho người lao động thì người sử dụng lao động phải đóng toàn bộ số tiền chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm cộng với tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng.
Đối với trường hợp người lao động rơi vào trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động thì ngoài trách nhiệm ở trên, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên (khoản 2 Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”).
3. Công ty không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tôi đang làm cho công ty được 5 tháng, công việc của tôi là bảo trì vận hành máy móc. Nhưng khi tôi vào làm cho công ty thì nghe nói là không có hợp đồng. Các khoản bảo hiểm cũng không có. Mức lương 150 nghìn đồng/ngày nhưng ngày nghỉ không được tính lương. Hơn nữa là công ty vẫn cho công nhân làm vào ngày lễ và nhận lương như ngày bình thường cũng không hưởng tiền thưởng như các công ty khác.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc coogn ty không ký hợp đồng lao động
Tại Điều 16 “Bộ luật lao động 2019” có quy định như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm việc được ở công ty được 5 tháng. Vì vậy, công ty phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với bạn. Trường hợp này bạn có quyền yêu cầu công ty ký kết hợp đồng lao động với bạn, trong đó có những nội dung chủ yếu như sau:
+ Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng lao động;
+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Chế độ nâng bậc, nâng lương;
+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
+ Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
Thứ hai, về việc công ty không tham gia bảo hiểm xã hội
Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Bạn đã làm ở công ty 5 nên hợp đồng lao động giữa bạn và công ty có thời hạn trên 3 tháng. Do đó, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn.
Thứ ba, về chế độ tiền lương của bạn
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định trong Nghị định 122/2015/NĐ-CP, theo đó mức lương tối thiểu tại các vùng như sau:
– Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng
– Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng
– Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng
– Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng
Bạn không trình bày rõ bạn ở vùng nào nên bạn cần kiểm tra vùng lao động và so sánh để biết công ty trả lương cho bạn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng chưa.
Bên cạnh đó, Điều 97 “Bộ luật lao động 2019” quy định về tiền lương làm thêm giờ của người lao động:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Như vậy, việc công ty yêu cầu nhân viên đi làm vào ngày lễ, Tết nhưng vẫn trả lương theo ngày thường là trái với quy định pháp luật.
4. Không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội có vi phạm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Hiện tại tôi làm cho công ty đã 9 tháng, khi nhận việc tôi có nhận 1 thư mời nhận việc thay cho hợp đồng thử việc là 2 tháng, sau hai tháng có bảng đánh giá sau thử việc là nhân viên chính thức, nhưng tới thời điểm giờ là tháng thứ 9 mà tôi vẫn chưa được ký hợp đồng lao động, không được tham gia bảo hiểm xã hội,…Nay công ty nói là điều chuyển tôi qua nhân viên dọn vệ sinh (vì hiện tại tôi đang làm nhân viên hành chính nâhn sự) và công ty tôi chưa được tham gia bảo hiểm như vậy luôn. Vậy cho tôi hỏi công ty có sai phạm không, hình thức xử lý như thế nào? Tôi muốn kiện thì làm sao? Mong tin tư vấn từ luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” quy định về thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.[…]”
Điều 29 “Bộ luật lao động 2019” quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
– Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp đối với yêu cầu của công việc mà người sử dụng lao động lựa chọn thời gian thử việc khác nhau, sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu người lao động đáp ứng yêu cầu đặt ra thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Trường hợp của bạn đã kết thúc 2 tháng thời gian thử việc, đã có đánh giá đạt, thì công ty phải giao kết hợp đồng lao động đối với bạn. Mặt khác, theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động thì trường hợp giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên phải thành lập văn bản, trong khi đó bạn đã làm việc trên 3 tháng nhưng công ty không ký kết hợp đồng lao động với bạn là trái quy định pháp luật.
Đối với hành vi không ký hợp đồng lao động với bạn, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Về việc điều chuyển công việc của bạn: Nếu trong hợp đồng thử việc ban đầu có giao kết công việc là hành chính nhân sự, sau đó công ty tự ý điều chuyển bạn sang làm nhân viên vệ sinh là trái hợp đồng do hai bên thỏa thuận ban đầu.
Về việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn: Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
Như vậy, tính đến thời điểm trước ngày 1/1/2018 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn đã làm việc chính thức trên 3 tháng, công ty phải tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn, việc công ty không lập hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn là trái với quy định, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, công ty bạn có nhiều hành vi vi phạm đến quyền lợi người lao động thì bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến Hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động thương binh xã hội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết.
5. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội vì lý do người lao động có thai
Tóm tắt câu hỏi:
E làm ở cty này đã được 1 năm. E đã đóng BH từ tháng 9/2016 -> T2/2017. T3/17 Cty e dừng ko cho đóng tiếp nữa vì lý do e mang bầu.Xin quý công ty cho e hỏi là đến t7/2017 này e sinh e bé, thì e có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Có thể thấy nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017 do không rõ ngày bắt đầu tham gia nên không xác định được bạn có đóng đủ 6 tháng hay không, nếu bạn đóng đủ 6 tháng tức tham gia tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2 và thời gian đóng trong 12 tháng trước khi bạn sinh thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Và mức hưởng chế độ này sẽ được xác định theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
… “
Với trường hợp công ty không tham gia bảo hiểm xã hội cho ban khi bạn mang bầu là trái quy định của pháp luật bạn có thể làm đơn khiếu nại giử ban công đoàn của công ty hoặc liên đoàn lao động quận huyện để được giải quyết và đóng bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho mình.