Ông bà ngoại không cho bố gặp con. Sau khi ly hôn, ông bà ngoại cấm không cho bố thăm con thì phải làm thế nào?
Ông bà ngoại không cho bố gặp con. Sau khi ly hôn, ông bà ngoại cấm không cho bố thăm con thì phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi ly hôn tôi bị bố mẹ vợ và ông bà của vợ cấm không cho thăm con của tôi trong thời gian gần đây, lấy lý do rất vô lý rằng: đã ly hôn thì thăm con làm gì nữa ( vợ tôi là nguyên đơn), hoặc nếu bế nó đi chơi thì bảo là về con nó ốm, mà nhà tôi đối diện với nhà vợ cắt ngang bởi đường đi, vì đối diện nhà nên thấy con mà không được bế nó thấy rất khó chịu, tôi đảm bảo ngoài bế con và chơi với con thì tôi không làm gì để cản trở việc phát triển của con cả, tôi muốn nó nhận ra được bố nó là ai, bây giờ tôi phải làm sao đây?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
1. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.".
Cho nên trong trường hợp bạn ly hôn bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được phép cản trở và như bạn trình bày bạn chỉ thăm con không làm cản trở đến sự phát triển của con không làm ảnh hưởng đến quyền của người trực tiếp nuôi con thì bên gia đình vợ anh không có quyền ngăn cản anh trong trường hợp này. Vì với lý do bên gia đình vợ đưa ra là đã ly hôn nên không được gặp con thăm nom con là chưa đúng quy định pháp luật về mặt pháp luật ly hôn chỉ làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng chứ không làm chấm dứt mối quan hệ cha con vì đây là mối quan hệ huyết thống.
Hơn nữa, trong trường hợp này bên gia đình vợ anh và vợ anh người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ sau theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
Vì vậy, việc bạn thăm con là quyền của bạn vè bên gia đình vợ bạn phải thực hiện nghĩa vụ là không được cản trở bạn thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Nếu như bố mẹ vợ bạn có hành vi ngăn cản việc bạn thăm nom chăm sóc con bạn có thể trình báo ra phía ủy ban nhân dân Theo quy định tại
"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."