Có được khởi kiện vì không đồng ý với nội dung di chúc. Không đồng ý về việc định đoạt di sản thừa kế trong di chúc có được khởi kiện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có người cô hiện đang lâm bệnh và cô đã viết di chúc chia cho các cháu và có cả tôi cùng với người em ruột của cô. Em ruột cô không đồng ý với phần di chúc đã chia đó nên đã nộp đơn ra toà án để xét chia nhiều hơn. Xin luật sư cho tôi biết người em của cô tôi làm vậy là sai hay đúng và tôi sẽ làm gì tiếp theo nữa? Xin luật sư tư vấn kĩ giúp tôi chân thành cảm ơn luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”, thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người lập di chúc có các quyền sau đây:
“- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối Di sản thừa kế để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;
– Chỉ định người giữ giữ, người quản lý di sản, người phân chia di sản;
– Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.”
Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên người thừa kế phải có những điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự.
Ngoài ra theo quy định Điều 669 “Bộ luật dân sự 2015” những người được hưởng di sản theo di chúc thì có những trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những người đó bao gồm:
“- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động;”
Do vậy, đối với trường hợp của bạn, cô bạn để lại di chúc và đã chỉ định những người được hưởng di sản. Việc người em ruột của cô bạn nộp đơn ra Tòa để xét được chia nhiều hơn là không có căn cứ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp là cô bạn đang lâm bệnh nặng và để lại di chúc, tuy nhiên thời điểm mở thừa kế được tính là thời điểm người có tài sản chết. Vì vậy việc bạn cần làm bây giờ là giúp đỡ cô bạn trong việc lập một bản di chúc hợp pháp để thể hiện được tâm nguyện cuối cùng của cô mình.
Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 652 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.”
Di chúc do cô của bạn để lại được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Theo quy định tại Điều 649 “Bộ luật dân sự 2015”:
“Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Điều 650 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:
“- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc.
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
– Di chúc bằng văn bản có công chứng:
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Theo quy định tại Điều 653 “Bộ luật dân sự 2015”, di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau:
“- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.”
Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Điều 651 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về di chúc miệng:
Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
Theo Điều 651 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định:
“Nếu sau ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ.”
Vì vậy, khi xem xét các quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” thì có thể thấy, thời điểm mở thừa kế sẽ là thời điểm cô của bạn mất. Để đảm bảo ước nguyện và mong muốn của cô, đảm bảo lợi ích của bạn thì bạn cần giúp đỡ cô bạn lập một bản di chúc hợp pháp. Trong trường hợp cô bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực thì di sản Cô của bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.