Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Người 16 tuổi gây tai nạn giao thông thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Tóm tắt câu hỏi:
Hoà 16 tuổi là công nhân. Hoà đi xe máy gây tai nạn cho chị Ngân. Chị Ngân điều trị hết 30 triệu. Xe máy do Hoà mượn của Nam 20 tuổi. Chị Ngân giữ xe máy và yêu cầu Hoà bồi thường. Hoà chỉ bồi thường 10 triệu. Thì phần còn lại ai phải thanh toán?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
Dựa vào các thông tin bạn đưa ra, việc Hòa 16 tuổi gây tai nạn được xác định là hành vi gây thiệt hại cho chị Ngân và do đó, Hòa phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Ngân theo những quy định sau:
Theo Điều 605 “
“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015” cũng quy định về cách thức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Như vậy, việc bồi thường của Hòa đối với chị Ngân sẽ được hai bên thỏa thuận về mức bồi thường, cách thức hoặc các công việc bù đắp khác. Vì thế, việc chị Ngân giữa xe – tài sản không phải của Hòa là trái với quy định pháp luật nếu như không co thỏa thuận của hai bên và một điểm khác là tài sản này không phải sở hữu của Hòa mà là của Nam – người cho mượn xe.
Cũng theo “Bộ luật dân sự 2015” Khoản 2, 3, 4 Điều 623 quy định về trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ (bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định) thì:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, việc Nam cho Hòa mượn xe thì việc sử dụng của Hòa là không trái với pháp luật nên Hòa sẽ phải chịu hòan toàn trách nhiệm bồi hường do việc gây tai nạn cho chị Ngân. Nam chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường khi việc mượn xe không đảm bảo các quy định của pháp luật mà thôi.
>>> Luật sư
Tuy nhiên, do thông tin cung cấp việc Hòa mới chỉ 16 tuổi và chỉ bồi thường số tiền là 10 triệu đồng, nên theo quy định tại Điều 606 “Bộ luật dân sự 2015” về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân thì:
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
Do đó, số tiền bồi thường còn lại sẽ do bố mẹ của Hòa đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường.