Một số điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ 2015. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thông qua Luật tổ chức chính phủ mới.
Một số điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ 2015. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam thông qua Luật tổ chức chính phủ mới.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Tổ chức Chính phủ 2015;
– Luật tổ chức Chính phủ 2001.
2. Luật sư tư vấn:
Ngày 19/6 tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, dự án Luật tổ chức chính phủ 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. So với luật hiện hành, Luật tổ chức chính phủ 2015 đã được sửa đổi bổ sung tương đối cơ bản, toàn diện.
– Thứ nhất, về nhiệm vụ, quyền hạn của của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật trong Luật tổ chức chính phủ 2015 khác với luật hiện hành khi được khẳng định mạnh mẽ, đặt lên hàng đầu. Khoản 1 Điều 6 có quy định:
“Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện các nhiệm vụ được giao”.
Đây là bước tiến về kỹ thuật lập pháp đồng thời thể hiện nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm hành pháp của Chính phủ trogn điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.
– Thứ hai, theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 có quy định cụ thể hóa thẩm quyền hoạch định chính sách của Chính phủ. Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn đề xuất, xây dựng trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án khác.
Khắc phục hạn chế của pháp luật cũ, Luật tổ chức chính phủ 2015 đã có 1 số quy định đổi mới cách thức, phương pháp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ bảo đảm linh hoạt, hiệu quả đó là:
+ Không thừa kế quy định của Luật tổ chức chính phủ 2015 hiện hành về những vấn đề quan trọng bắt buộc phải đưa ra phiên họp Chính phủ để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, đồng thời đã quy định rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ:
“Trong tường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản" (Khoản 2 Điều 44).
+ Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, khẳng định rõ việc ủy quyền của Chính phủ cho chính quyền địa phương thực hiện 1 số nhiệm vụ với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó (Khoản 1 Điều 25).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Trên tinh thần và nội dung quy định mới của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đối với hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, Luật tổ chức chính phủ 2015 đã có một bước tiến quan trọng khi khẳng định đẩy đủ và rõ hơn vị trí của Thủ tướng Chính phủ là “người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước” (khoản 2 Điều 4).
Theo quy định Luật tổ chức chính phủ 2015, Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý Nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực (Khoản 1 Điều 39) nhưng trật tự đã hoàn toàn khác so với Luật tổ chức Chính phủ 2001. Đó là chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ xuất phát và hình thành trên cơ sở thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã được Hiến pháp quy định. Đây là bước tiến quan trọng về nhận thức và kỹ thuật lập pháp.
So với Luật tổ chức Chính phủ 2001, về mặt nội dung, quy định này của luật có 2 điểm mới: bỏ chức năng thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước và bổ sung chức năng tổ chức thi hành và kiểm tra việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. 2 điều chỉnh này đối với chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ là nỗ lực lập pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.